-
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí -
Nông nghiệp là trụ cột gia tăng xuất khẩu -
Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Cần làm rõ hiệu quả ưu đãi thuế với "đại bàng"
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, ông Lê Trí Thanh vừa có ý kiến kết luận về thực trạng và quy hoạch mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh; chiến lược và định hướng đầu tư các công trình giao thông trọng điểm của tỉnh trong giai đoạn tới.
Theo đó, thời gian qua tỉnh Quảng Nam đã tập trung nhiều nguồn lực cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, đặc biệt là đường bộ, đường thủy, từng bước hoàn chỉnh mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã được phê duyệt.
Tuy nhiên, so với mục tiêu quy hoạch và nhu cầu vốn đầu tư, trong giai đoạn tới đối với các công trình cầu, đường trên các tuyến giao thông trọng yếu cần đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp còn rất lớn và một số tuyến đường thủy nội địa quan trọng cần tiếp tục nạo vét, khơi thông. Vì vậy, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam giao Sở Giao thông Vận tải hoàn chỉnh nội dung báo cáo, phân tích, đánh giá, làm rõ hơn về thực trạng mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh; phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các địa phương rà soát khả năng, cân đối lồng ghép các nguồn lực, đề xuất danh mục các công trình giao thông trọng điểm cần ưu tiên đầu tư trong kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025.
Cảng hàng không Chu Lai đã được quy hoạch đến giai đoạn năm 2030 là cảng hàng không quốc tế. |
Ông Lê Trí Thanh yêu cầu Sở Giao thông Vận tải tích cực làm việc với Bộ Giao thông Vận tải và các Bộ, ngành Trung ương xúc tiến đầu tư nâng cấp, mở rộng các tuyến Quốc lộ 14G, 14D, 14E, 14H, 40B qua địa bàn tỉnh đảm bảo quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy hoạch phát triển giao thông đường bộ Việt Nam đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để tăng cường năng lực lưu thông trên tuyến, phát triển liên kết vùng.
Đáng chú ý, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu sớm hoàn chỉnh quy hoạch và xúc tiến kêu gọi đầu tư phát triển Cảng Hàng không quốc tế Chu Lai và Cảng biển Chu Lai từ nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước.
Cảng hàng không Chu Lai đã được quy hoạch đến giai đoạn năm 2030 là cảng hàng không quốc tế, với công suất 5 triệu hành khách/năm. Tuy nhiên, với tầm nhìn đến năm 2030 theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 553/QĐ-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2018, yêu cầu tốc độ tăng trưởng GRDP gấp trên 2,5 lần năm 2020; trong đó, về GTVT hàng không sẽ khai thác, sử dụng có hiệu quả và đầu tư nâng cấp mở rộng cảng hàng không quốc tế Chu Lai để dần chuyển thành trung tâm trung chuyển hàng hóa và sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay tầm cỡ khu vực. Vì vậy, việc nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch Cảng hàng không Chu Lai là cần thiết, đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh Quảng Nam và khu vực miền Trung.
Tại Thông báo số 141/TB-VPCP ngày 12 tháng 4 năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ GTVT khẩn trương làm việc thống nhất với UBND tỉnh Quảng Nam về việc lập điều chỉnh quy hoạch và nhà đầu tư thực hiện, cải tạo, nâng cấp Cảng hàng không Chu Lai theo hình thức xã hội hóa, không dùng ngân sách Nhà nước hay vốn có nguồn gốc ngân sách Nhà nước đúng pháp luật.
Tháng 12/2019, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã chủ trì cuộc họp về điều chỉnh quy hoạch Cảng hàng không Chu Lai, tỉnh Quảng Nam. Giao Bộ GTVT khẩn trương tổ chức triển khai lập điều chỉnh quy hoạch Cảng hàng không Chu Lai, lựa chọn phương án tối ưu đáp ứng nhu cầu vận tải hàng không trong giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, bảo đảm phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Tỉnh Quảng Nam đã có nhiều nỗ lực để phát triển mạng lưới hạ tầng giao thông. |
Ngoài ra, để đảm bảo kết nối hạ tầng giao thông, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu nghiên cứu đầu tư các tuyến giao thông mang tính kết nối liên vùng, tạo điều kiện phát triển các khu đô thị động lực và các dự án đầu tư trong điểm ở khu vực vùng Đông.
Đối với các tuyến đường thủy nội địa tiếp tục đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án Nạo vét, khơi thông sông Cổ Cò; khơi thông luồng đường thủy Cửa Đại - Cù Lao Chàm, sông Trường Giang và bổ sung quy hoạch các bến khách du lịch, các tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo Cù Lao Chàm, Lý Sơn để thúc đẩy phát triển du lịch.
-
Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Cần làm rõ hiệu quả ưu đãi thuế với "đại bàng" -
Phát huy vai trò cơ quan lập pháp trong thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Campuchia -
Tổng thống Bulgaria sẽ thăm chính thức Việt Nam -
Lập Thành phố Huế trực thuộc Trung ương: Huế sẽ thành động lực thúc đẩy tăng trưởng của miền Trung -
Việt Nam - Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện -
Hà Nội “chốt” kế hoạch xây dựng 3 cây cầu lớn vượt sông Hồng
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025