
-
Phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường dây 220 kV Than Uyên - 500 kV Lào Cai
-
Kon Tum bổ sung 15 dự án vào danh mục thu hút đầu tư giai đoạn 2021 - 2025
-
Quảng Nam cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 14D trong tháng 11/2025
-
Bà Rịa - Vũng Tàu đón làn gió mới từ nâng cấp hạ tầng và kế hoạch sáp nhập
-
Đầu tư của Mỹ hỗ trợ Việt Nam vào chuỗi cung ứng toàn cầu -
Gia Lai tạo bứt phá từ 3 trụ cột chiến lược
“Việc phát triển một khu liên hợp mang đậm phong cách Hàn Quốc, trong đó tập trung kêu gọi các dự án công nghiệp cơ khí, công nghiệp chế tạo và lắp ráp, công nghiệp hỗ trợ, các dự án đầu tư hạ tầng, dự án phát triển đô thị, du lịch ưu tiên cho các nhà đầu tư Hàn Quốc là hoàn toàn phù hợp với xu thế đầu tư toàn cầu hiện nay và thỏa mãn yêu cầu đặt ra trước mắt đối với Khu kinh tế mở Chu Lai”, ông Lê Phước Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, trong văn bản mới đây gửi lên Chính phủ đã lý giải như vậy.
![]() | ||
Quảng Nam muốn xây dựng một khu liên hợp công nghiệp, đô thị, dịch vụ dành riêng cho nhà đầu tư Hàn Quốc |
Trên thực tế, việc thành lập khu liên hợp đã được đề cập từ năm 2012 và cũng đã được tỉnh Quảng Nam thực hiện các chuyến xúc tiến đầu tư để tìm kiếm nhà đầu tư cho Dự án.
Đầu tháng 9/2012, Quảng Nam đã ký thỏa thuận nguyên tắc với Công ty C&N Vina (Hàn Quốc) về việc đầu tư dự án Khu công nghiệp, đô thị, dịch vụ Việt - Hàn Chu Lai với diện tích 1.600 ha; trong đó, Khu công nghiệp Tam Anh 700 ha, khu đô thị - dịch vụ 350 ha, khu du lịch 550 ha.
Tháng 4/2013, Dự án Đầu tư Khu công nghiệp Tam Anh đã được trao Giấy chứng nhận đầu tư, với tổng vốn đăng ký 25 triệu USD.
Dự án này đã bước đầu được thực hiện việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Song song đó, các bước xúc tiến kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là nhà đầu tư Hàn Quốc, vào đầu tư tại đây cũng đã được tiến hành. Đến nay, đã có hơn 10 nhà đầu tư quan tâm tìm hiểu.
Tuy nhiên, chỉ Khu công nghiệp Tam Anh quy mô nhỏ chưa đáp ứng được kỳ vọng của Quảng Nam về một khu liên hợp mang đậm phong cách Hàn Quốc. Chính vì thế, Quảng Nam lại vừa có văn bản kiến nghị Chính phủ làm việc với Chính phủ Hàn Quốc để đưa Dự án Khu liên hợp công nghiệp, dịch vụ, đô thị Việt - Hàn Chu Lai vào nội dung ký kết hợp tác chiến lược hai nước Việt Nam - Hàn Quốc.
Điều này, theo ông Lê Phước Thanh, là để tỉnh có cơ sở xúc tiến đầu tư những nhà đầu tư chiến lược mang cấp quốc gia và khu vực. Có lẽ, Quảng Nam đang kỳ vọng, với việc phát triển dự án này, sẽ có thêm nhiều dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) quy mô lớn đầu tư vào Khu kinh tế mở Chu Lai.
Hiện nay, thông tin từ Ban quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai cho biết, năm 2013, Ban Quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai đã cấp phép cho 9 dự án, với tổng vốn đăng ký 239 triệu USD, trong đó có 1 dự án FDI. Như vậy, tính đến nay, tại Khu kinh tế mở Chu Lai có 92 dự án đầu tư, với tổng vốn đăng ký khoảng 1,7 tỷ USD, trong đó 64 dự án đã đi vào hoạt động.
Nguyên Đức
-
Bà Rịa - Vũng Tàu đón làn gió mới từ nâng cấp hạ tầng và kế hoạch sáp nhập -
Đầu tư của Mỹ hỗ trợ Việt Nam vào chuỗi cung ứng toàn cầu -
Gia Lai tạo bứt phá từ 3 trụ cột chiến lược -
Việt Nam và khát vọng xây dựng trung tâm tài chính toàn cầu -
Thành phố Hồ Chí Minh - Sức sống mới từ những vùng đất -
Hải Phòng đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp công nghệ cao -
Liên danh GELEXIMCO trúng thầu cao tốc Nam Định - Thái Bình vốn 19.784 tỷ đồng
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025