
-
Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm
-
Chặn nhân tố gây lạm phát
-
Lập Tổ công tác tăng cường hợp tác, chủ động thích ứng với điều chỉnh chính sách kinh tế, thương mại của Hoa Kỳ
-
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật nguyên Phó thủ tướng Trương Hòa Bình
-
3 tháng, gần 11 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam -
Chủ động ứng phó trước tác động thuế quan và các biến động của thương mại toàn cầu
Sáng 18/8, ông Đặng Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đã trao Quyết định bổ nhiệm và chúc mừng ông Lương Trọng Nguyên và ông Nguyễn Phạm Trọng Nghĩa giữ chức vụ Phó Trưởng ban Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp Quảng Ngãi.
Theo các Quyết định 1215 và 1216/QĐ-UBND ngày 17/8/2021, tỉnh Quảng Ngãi bổ nhiệm ông Lương Trọng Nguyên, Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật Nông – Lâm nghiệp Dung Quất, trực thuộc Ban Quản lý KKT Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi và bổ nhiệm ông Nguyễn Phạm Trọng Nghĩa, Trưởng phòng Quản lý đầu tư, Ban Quản lý KKT Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi giữ chức vụ Phó Trưởng ban Ban Quản lý KKT Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi, trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày 18/8/2021 đến ngày 18/8/2026.
Tại Lễ trao quyết định, ông Đặng Văn Minh ghi nhận và đánh giá cao những chuyển biến tích cực của Ban Quản lý KKT Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi trong thời gian qua; đặc biệt trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 nhưng Ban đã triển khai thực hiện rất tốt các giải pháp phòng, chống dịch, đảm bảo các điều kiện tốt nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện “mục tiêu kép”.
Theo ông Ngô Văn Trọng, Trưởng Ban quản lý KKT và các KCN Quảng Ngãi, trước tình hình dịch bệnh bùng phát tại các KCN trong nước, nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời những ca dương tính với vi rút SARS- CoV-2 nếu có trong các nhà máy, xí nghiệp, Ban quản lý đã yêu cầu các doanh nghiệp trên địa bàn KKT Dung Quất và 3 KCN VSIP, Quảng Phú, Tịnh Phong đã tiến hành tổ chức xét nghiệm Covid-19 đối với lao động tại doanh nghiệp.
“Đáng mừng là 20.044 lao động tham gia xét nghiệm thì tất cả đều có kết quả âm tính. Đối với các doanh nghiệp đã có phương án đưa người lao động vào nơi ở tập trung để làm việc tại doanh nghiệp hiện đang tiếp tục đẩy mạnh công tác xét nghiệm cho toàn thể người lao động trước khi quyết định tổ chức làm việc tập trung tại nhà máy”.
Tại KKT Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi có 32 doanh nghiệp đã hoàn thiện phương án và sẵn sàng cho việc tổ chức làm việc tập trung tại nhà máy với số lượng dự kiến 19.400 lao động. Trong đó, có 08 doanh nghiệp đã triển khai phương án “3 tại chỗ”: sản xuất tại chỗ – ăn tại chỗ – ở tại chỗ cho 3.700 người lao động gồm: Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất, Công ty CP Vinaconex Dung Quất, Công ty TNHH MTV Công nghiệp Tàu Thủy Dung Quất, Công ty CP Bia Sài Gòn Quảng Ngãi, Chi nhánh Công ty TNHH Trâm Nam, Công ty CP Dịch vụ Dầu khí Quảng Ngãi (PTSC), Công ty Cảng Quốc tế Gemadeppt Dung Quất.
-
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật nguyên Phó thủ tướng Trương Hòa Bình -
3 tháng, gần 11 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam -
Chủ động ứng phó trước tác động thuế quan và các biến động của thương mại toàn cầu -
Dồn sức cho “kỳ họp lịch sử” của Quốc hội -
Quý I/2025, GRDP Quảng Ninh tăng 10,91% -
Bộ Công thương: Mỹ áp thuế 46% với hàng Việt là không công bằng -
Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu quan điểm về việc Hoa Kỳ áp thuế đối ứng
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort