
-
Xây dựng đề án quy hoạch cảng hàng không tại tỉnh Ninh Bình nếu thấy cần thiết
-
Quảng Ngãi đề nghị rà soát các dự án, tránh tình trạng "giành đất rồi để đó"
-
Hải Phòng tăng cường hợp tác, xúc tiến đầu tư với Đan Mạch, Hàn Quốc
-
Chủ tịch Cần Thơ yêu cầu xây dựng đường găng tiến độ từng dự án
-
Nghiên cứu, xem xét, cân đối vốn hỗ trợ đầu tư các công trình, dự án theo kiến nghị của tỉnh Vĩnh Long -
Nỗi lo nhân lực đường sắt
Quy hoạch xác định sẽ có 6 KCN nằm trong Khu kinh tế (KKT) Dung Quất (với 4 khu hiện có là KCN phía Tây, KCN Đông Dung Quất, KCN Bình Hòa - Bình Phước, KCN Tịnh Phong và 2 khu dự kiến thành lập mới là KCN Dung Quất II, KCN Bình Thanh); và có 4 KCN nằm ngoài Khu kinh tế Dung Quất (với 2 khu hiện có là KCN Phổ Phong, KCN Quảng Phú và 2 khu dự kiến thành lập mới là KCN Bình Long và KCN An Phú).
Theo UBND tỉnh Quảng Ngãi, tổng diện tích đất tính toán theo nhu cầu phát triển cho 10 KCN này là 6.648 ha, trong đó diện tích đất KCN đã được phân bổ tại Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 9/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ là 3.157 ha; phần diện tích còn lại chênh lệch giữa nhu cầu với chỉ tiêu đã được phân bổ là 3.491 ha, sẽ thực hiện khi được điều chỉnh, bổ sung.
![]() |
Khu công nghiệp Tịnh Phong, Quảng Ngãi |
Cũng theo UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, về định hướng phát triển, Quảng Ngãi sẽ tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả kinh tế của KCN Quảng Phú tại thành phố Quảng Ngãi. Phát triển, mở rộng 5 KCN hiện có (4 khu nằm trong Khu kinh tế Dung Quất và 1 khu nằm ngoài Khu kinh tế Dung Quất) tại những vị trí thuận lợi về kết nối giao thông đường bộ, đường thủy, cảng biển và có hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Dự kiến thành lập mới 4 KCN khi đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về quản lý khu công nghiệp.
Đồng thời, tỉnh Quảng Ngãi cũng sẽ phát triển hệ thống các KCN hợp lý về không gian lãnh thổ, khai thác được tiềm năng, lợi thế của tỉnh và bảo đảm phát triển bền vững. Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác thu hút đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư có nguồn lực tài chính, công nghệ tiên tiến, quản trị hiện đại; thu hút đầu tư vào các ngành có hàm lượng công nghệ cao, thân thiện môi trường, giá trị gia tăng cao.
Cụ thể, tại các KCN trong KKT Dung Quất, bên cạnh các ngành công nghiệp như lọc hóa dầu, công nghiệp hóa chất và công nghiệp nặng và các ngành công nghiệp khác gắn với việc khai thác cảng nước sâu., các khu công nghiệp hướng tới phát triển các ngành công nghệ cao, năng lượng sạch với việc ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nhằm phát triển sản xuất công nghiệp theo chiều sâu, nâng cao giá trị gia tăng, giảm bớt sự phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên và lao động phổ thông, phù hợp với định hướng phát triển bền vững của tỉnh Quảng Ngãi.
Đối với các KCN ngoài KKT Dung Quất, các khu công nghiệp này sẽ phát triển chuyên môn hóa dựa trên đặc điểm về cơ sở hạ tầng- xã hội và định hướng không gian phát triển kinh tế xã hội chung của toàn tỉnh.

-
Nghiên cứu, xem xét, cân đối vốn hỗ trợ đầu tư các công trình, dự án theo kiến nghị của tỉnh Vĩnh Long -
Nỗi lo nhân lực đường sắt -
Loạt dự án ngàn tỷ đồng tại Hải Phòng tìm nhà đầu tư -
Quảng Trị chấp thuận dự án Điện gió Phúc Thành An Vĩnh Phúc 30 MW -
Đẩy nhanh cải cách thể chế để thu hút FDI, tăng hiệu quả đầu tư công -
Bộ Xây dựng nêu quan điểm về Dự án cảng container Cái Mép Hạ vốn 50.820 tỷ đồng -
Thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế Phú Quốc; Duyệt 4 bến cảng Lạch Huyện vốn 24.846 tỷ đồng
-
StockGuru - AI Advisor đầu tiên được thiết kế riêng cho thị trường chứng khoán Việt Nam
-
Bảo hiểm Liberty tiếp tục ghi dấu ấn tại Giải thưởng Bảo hiểm châu Á 2025
-
Trang trại chăn nuôi an toàn sinh học của chủ đại lý cám tại Phú Thọ
-
Thẻ SeABiz Ultra Cash của SeABank: Lợi ích kép cho doanh nghiệp
-
Thực thi ESG chuẩn quốc tế, Meey Group củng cố nội lực và tạo đà tăng trưởng bền vững
-
DKSH Việt Nam thúc đẩy đổi mới và tuân thủ trong ngành chăm sóc cá nhân