
-
Lào Cai đồng lòng vượt khó, đẩy nhanh tiến độ dự án đường dây 500 kV
-
Chủ tịch Đà Nẵng hối thúc tiến độ dự án đường vành đai, tổng vốn 498 tỷ đồng
-
Không gian ngầm trở thành động lực mới cho phát triển đô thị Hà Nội
-
TP. Hải Phòng sẽ thúc đẩy phát triển công nghiệp, logistics liên hoàn
-
G42, FPT, VinaCapital, Việt Thái muốn làm Siêu Trung tâm dữ liệu 2 tỷ USD tại TP.HCM -
TP.HCM sau sáp nhập: Mở rộng không gian phát triển, nâng tầm vai trò đô thị biển
Tài nguyên du lịch phong phú
Ngày 9/7, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Toạ đàm “kết nối, hợp tác phát triển Du lịch Quảng Ngãi”. Toạ đàm nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Ngành Du lịch Việt Nam.
Đây cũng là sự kiện mang ý nghĩa đặc biệt, đánh dấu bước khởi đầu quan trọng sau khi tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Kon Tum hoàn tất việc sáp nhập, chính thức vận hành bộ máy chính quyền mới. Diễn đàn được kỳ vọng sẽ trở thành nền móng vững chắc, góp phần định hình chiến lược phát triển du lịch Quảng Ngãi trong giai đoạn mới, với tinh thần “hợp lực kiến tạo, bứt phá tương lai”.
Bà Phạm Thị Trung, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi cho biết, ngay từ trước khi sáp nhập cả hai tỉnh đều đã xây dựng được những thương hiệu du lịch riêng, để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng du khách trong nước và quốc tế. Du lịch đã trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo nguồn thu ổn định, giúp người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, có thêm sinh kế, từng bước vươn lên thoát nghèo.
![]() |
Quảng Ngãi mới sở hữu nguồn tài nguyên du lịch vô cùng phong phú. Ảnh: Bùi Thanh Trung |
Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi đánh giá, sau sáp nhập, Quảng Ngãi mới đang sở hữu nguồn tài nguyên du lịch vô cùng phong phú, kết hợp hài hòa giữa biển đảo, núi rừng, cao nguyên cùng các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc. Tỉnh có nhiều điểm đến nổi bật như đảo Lý Sơn, biển Mỹ Khê, Sa Huỳnh, bên cạnh những điểm du lịch sinh thái, văn hóa đặc sắc từ Kon Tum như Măng Đen, thác Pa Sỹ, núi Ngọc Linh hay các làng văn hóa cộng đồng giàu bản sắc.
“Tỉnh xác định rõ, bộ máy mới cần phải nhanh chóng đi vào vận hành, phát huy hiệu quả ngay từ những ngày đầu. Chính vì vậy, ngay sau khi thành lập, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chủ động tổ chức buổi toạ đàm, với mong muốn đây sẽ là dịp nhìn nhận rõ nét hơn về tiềm năng, thế mạnh du lịch Quảng Ngãi sau sáp nhập, đồng thời lắng nghe, tiếp nhận những sáng kiến, ý tưởng để xây dựng chiến lược phát triển du lịch dài hạn, phù hợp với thực tiễn, đáp ứng xu thế phát triển bền vững”, bà Phạm Thị Trung cho hay.
Chia sẻ tại buổi tọa đàm, ông Nguyễn Minh Trí, Bí thư đặc khu Lý Sơn cho rằng, Quảng Ngãi sau sáp nhập sở hữu hai thương hiệu du lịch nổi tiếng là đảo Lý Sơn và Măng Đen. Tuy nhiên hai điểm đến này hiện nay cơ sở hạ tầng còn yếu và thiếu. Do vậy muốn ngành du lịch tỉnh nhà phát triển bền vững thì trước hết lãnh đạo tỉnh cần quan tâm đầu tư, kết nối hạ tầng dịch vụ du lịch, đổi mới cách làm, cách nghĩ trong lĩnh vực này.
Ưu tiên phát triển Lý Sơn, Măng Đen
Bà Y Ngọc, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, thời gian tới, tỉnh sẽ tập trung chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm nhằm tạo bước đột phát, nâng tầm du lịch. Trong đó, tỉnh sẽ ưu tiên phát triển đảo Lý Sơn trở thành trung tâm du lịch biển đảo đặc sắc, đồng thời xây dựng Khu du lịch Măng Đen trở thành điểm đến sinh thái, nghỉ dưỡng tầm cỡ quốc gia. Song song đó, tỉnh sẽ đẩy mạnh phát triển du lịch liên vùng, đa dạng hóa sản phẩm, tận dụng tối đa lợi thế địa lý và văn hóa.
Cùng với đó, tỉnh sẽ chú trọng ứng dụng công nghệ, thúc đẩy chuyển đổi số trong quảng bá và quản lý du lịch, xây dựng thương hiệu du lịch riêng biệt, từng bước khẳng định vị thế Quảng Ngãi trên bản đồ du lịch trong nước và quốc tế.
![]() |
Công bố đường dây nóng nhằm tiếp nhận phản ánh, góp ý từ người dân và doanh nghiệp về các vấn đề liên quan đến du lịch. |
“Tỉnh yêu cầu mọi định hướng phát triển du lịch phải gắn chặt với bảo tồn văn hóa, bảo vệ môi trường, đồng thời nâng cao đời sống người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số. Người dân phải thật sự trở thành trung tâm và là đối tượng thụ hưởng trực tiếp từ sự phát triển bền vững của ngành du lịch”, bà Y Ngọc, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ngãi nhấn mạnh.
Trong khuôn khổ buổi toạ đàm, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi đã công bố đường dây nóng 0946.888.225, do Phòng Quản lý Du lịch trực tiếp điều hành và quản lý, nhằm tiếp nhận phản ánh, góp ý từ người dân và doanh nghiệp về các vấn đề liên quan đến hoạt động du lịch. Việc công bố đường dây nóng nhằm tạo kênh trao đổi thẳng thắn, cởi mở, giúp ngành du lịch kịp thời lắng nghe, tiếp thu, điều chỉnh, từng bước hoàn thiện môi trường du lịch văn minh, thân thiện, chuyên nghiệp hơn.
Dịp này, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi cũng đã phát động chương trình kích cầu, khuyến mãi đặc biệt nhân kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống ngành Du lịch Việt Nam.

-
TP.HCM sau sáp nhập: Mở rộng không gian phát triển, nâng tầm vai trò đô thị biển -
TP. Đà Nẵng, Quảng Ngãi dứt điểm bàn giao mặt bằng làm cao tốc Bắc - Nam trước ngày 15/7/2025 -
Thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế Phú Quốc -
Đầu tư nâng cấp, mở rộng Cảng hàng không Rạch Giá tại tỉnh An Giang -
Quảng Ngãi: Tạo đột phá, nâng tầm du lịch -
Nửa đầu năm 2025, Vĩnh Long thu ngân sách đạt 19.583 tỷ đồng -
Đà Nẵng ưu tiên đầu tư 5 dự án trọng điểm về khoa học, công nghệ
-
Phố thêm đông nhờ đường đã thông
-
LOTTE MART và những nỗ lực hướng đến thực hiện trách nhiệm ESG
-
BSR chính thức ra mắt sản phẩm lưu huỳnh hạt - bước tiến mới trong tối ưu hóa sản phẩm phụ
-
Người Việt cần học cách bảo vệ tài sản trước khi đầu tư
-
OPES đạt cú đúp tại giải thưởng quốc tế Insurance Asia Awards 2025
-
Tây Bắc Group nối dài hành trình kiến tạo giá trị mới