-
Hội đồng Thẩm định Nhà nước chính thức thẩm định Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc -Nam -
Nghệ An giao hơn 5.100 m2 đất cho Khu kinh tế Đông Nam -
TP.HCM bố trí 7.568 tỷ đồng giải phóng mặt bằng 2 đoạn đường Vành đai 2 -
Trà Vinh phát triển nông nghiệp công nghệ cao để tăng sức cạnh tranh -
Chi gần 470 triệu USD nhập khẩu thịt từ Ấn Độ -
Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Xương sống cho sự phát triển chuỗi cung ứng tại Việt Nam
Vì sao giải ngân chậm?
Tổng kế hoạch vốn đầu tư năm 2024 của tỉnh Quảng Ngãi hơn 6.900 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách địa phương hơn 5.045 tỷ đồng, ngân sách trung ương hơn 1.857 tỷ đồng. Tuy nhiên, kết quả giải ngân nguồn vốn đầu tư công trong 8 tháng đầu năm chưa đạt kế hoạch đề ra.
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ngãi, đến ngày 31/8/2024, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt 21,6% kế hoạch vốn được giao, bằng 32,9% kế hoạch vốn được nhập Tabmis.
Ước thực hiện đến ngày 30/9/2024, giải ngân đạt 31,5 % kế hoạch vốn giao; trong đó, ngân sách địa phương giải ngân đạt khoảng 33,7%, ngân sách trung ương giải ngân đạt khoảng 25,7%.
Với kết quả giải ngân trên, lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ngãi đánh giá, công tác giải ngân đầu tư công của tỉnh trong 8 tháng không đạt so với kế hoạch vốn đề ra và thấp hơn so với bình quân chung của cả nước.
Nguyên nhân là do công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng hiện các địa phương còn lúng túng, chưa xác định được giá đất cụ thể để thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng để giao mặt bằng cho các dự án.
Dự án đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh bị vướng mặt bằng. |
Bên cạnh đó, nguồn thu tiền sử dụng đất gặp nhiều khó khăn và khả năng không đạt theo kế hoạch đề ra. Hiện, tỉnh Quảng Ngãi chỉ mới thu được 287 tỷ đồng/2.600 tỷ đồng kế hoạch vốn Thủ tướng giao (bằng 9,5% kế hoạch) và dự kiến đến ngày 31/12/2024, nguồn thu này chỉ đạt khoảng 30% kế hoạch (khoảng 780 tỷ đồng). Do đó, tỉnh Quảng Ngãi sẽ chủ động rà soát, sử dụng nguồn tăng thu ngân sách để xử lý bù hụt thu phần kế hoạch vốn từ nguồn thu tiền sử dụng đất.
Tuy nhiên, số vốn thực mà tỉnh có thể cân đối cho các nhiệm vụ, dự án được giao kế hoạch nguồn thu sử dụng đất năm 2024 khoảng 1.510 tỷ đồng/2.600 tỷ đồng; còn lại khoảng 1.090 tỷ đồng không có khả năng cân đối. Như vậy, việc giao kế hoạch vốn từ nguồn thu tiền sử dụng đất quá cao so với khả năng thực tế làm ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ giải ngân của tỉnh.
Một nguyên nhân khác dẫn đến việc giải ngân vốn đầu tư công chậm do năng lực của một số chủ đầu tư chưa đảm bảo yêu cầu, một số đơn vị chưa quyết liệt, chưa mạnh dạn tháo gỡ các vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án...
Đẩy nhanh tiến độ giải ngân
Trao đổi với Báo điện tử Đầu tư - Baodautu.vn, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi Võ Thành Trung khẳng định đến hết năm 2024 đơn vị sẽ giải ngân 100% theo kế hoạch được giao.
Tính đến hết tháng 9/2024, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi đã giải ngân kế hoạch vốn hơn 399/925 tỷ đồng (đạt 38% so với kế hoạch vốn được giao).
Dự ánTrung tâm Hội nghị và triển lãm tỉnh Quảng Ngãi có tổng vốn đầu tư 300 tỷ đồng đang được đẩy nhanh tiến độ. |
Để giải ngân vốn đầu tư công đạt 100%, ông Trung cho biết, trong thời gian tới, Ban Quản lý sẽ tổ chức họp trực báo tại công trình nhằm đôn đốc, giải quyết các khó khăn, vướng mắc, để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án; tập trung đẩy nhanh bàn giao đưa vào sử dụng các dự án.
Đồng thời hoàn thành công tác lập báo cáo quyết toán dự án hoàn thành trình cấp thẩm quyền thẩm tra phê duyệt toán theo đúng quy định và giải ngân 100% Kế hoạch vốn được giao năm 2024.
Đặc biệt, đơn vị khẩn trương hoàn thành công tác đền bù, giải phóng mặt bằng để triển khai các dự án: Nâng cấp, cải tạo Sân vận động tỉnh và xây dựng đường vành đai xung quanh sân vận động; Trung tâm Hội nghị và triển lãm tỉnh; Xây dựng hạ tầng và các hạng mục phụ trợ thuộc quy hoạch Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nghĩa Kỳ, Xây dựng Trụ sở làm việc Thanh tra tỉnh để sớm triển khai thi công.
Cùng với đó, Ban Quản lý trình cấp thẩm quyền thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm tập trung đợt 2 để tổ chức lựa chọn nhà thầu, kịp thời cung cấp thiết bị cho các đơn vị, đảm bảo nhu cầu hoạt động...
“Đối với những dự án hoàn thành giải phóng mặt bằng, Ban sẽ đẩy nhanh tiến độ đưa các công trình vào sử dụng năm 2024, đối dự án đang gặp vướng mắc thì sẽ thực hiện theo đúng tiến độ. Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ phối hợp với các đơn vị, địa phương sớm tháo gỡ vướng mắc để hoàn thành theo đúng kế hoạch đề ra”, ông Trung chia sẻ.
Trong khi đó, là đơn vị chiếm số vốn lớn nhất của tỉnh Quảng Ngãi, song tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh lại chậm so với kế hoạch.
Theo thông báo Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hoàng Giang tại cuộc họp đánh giá kết quả giải ngân vốn đầu tư mới nhất, Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi cho rằng, kế hoạch vốn giao cho Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Ngãi chiếm khoảng 40% kế hoạch vốn của tỉnh, do đó, việc Ban Quản lý giải ngân chậm tiến độ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ giải ngân chung của tỉnh.
Do đó, Chủ tịch Quảng Ngãi yêu cầu Ban Quản lý này tập trung quyết liệt, có kế hoạch, giải pháp chi tiết, cụ thể đối với từng dự án để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn năm 2024. Trong đó, lưu lý phải ưu tiên giải ngân 100% kế hoạch vốn ngân sách Trung ương đã bố trí trong năm 2024.
Đặc biệt, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm, nhất là các dự án được tỉnh chọn làm công trình chào mừng đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lầm thứ XXI, nhiệm kỳ 2025-2030, như: Cầu Trà Khúc 3, Đường nối từ cầu Thạch Bích đi Tịnh Phong…
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cũng yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, chủ đầu tư nâng cao tinh thần trách nhiệm, quyết liệt, sâu sát, chủ động phối hợp với các sở, ngành, địa phương để giải quyết các tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện các dự án, đặc biệt là công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư.
Ngoài ra, thường xuyên kiểm tra thực tế hiện trường để đôn đốc các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, tranh thủ mặt bằng sạch tới đâu thì triển khai thi công đến đó; thực hiện nghiệm thu, lập hồ sơ thanh toán ngay khi có khối lượng. Xử lý nghiêm các trường hợp nhà thầu vi phạm tiến độ, chất lượng theo hợp đồng đã ký kết…
-
Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Xương sống cho sự phát triển chuỗi cung ứng tại Việt Nam -
Dồn lực cho chặng đua nước rút đầu tư công -
Bạc Liêu: Tăng tốc về đích hoàn thành kế hoạch năm 2024 -
Đề xuất lập Hội đồng thẩm định điều chỉnh Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành -
Doanh nghiệp TP.HCM và miền Trung xúc tiến hợp tác đầu tư, thương mại -
Việt Nam vẫn là điểm thu hút lớn với dòng vốn FDI -
Các đại dự án giao thông “ăn đong” từng mét mặt bằng
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 14/10 -
2 Góc nhìn TTCK tuần 14-18/10: VN-Index có thể tiếp tục dao động trong biên độ hẹp tại 1.260-1.300 điểm -
3 Ép mua bảo hiểm khi vay vốn: Giám sát chặt các ngân hàng có tỷ lệ tái ký năm thứ hai thấp -
4 Các đại dự án giao thông “ăn đong” từng mét mặt bằng -
5 Chung cư liên tục được hỏi mua, đất nền được gom để xây sân pickleball
- Lợi nhuận TCH tăng mạnh nhờ bàn giao gần 300 sản phẩm
- Cathay Life được vinh danh giải thưởng "Thương hiệu Vàng thời đại số" năm 2024
- Sacombank Golf Championship 2024 nhân ngày Doanh nhân Việt Nam
- Đâu là điểm đến mới cho dòng tiền đầu tư tại các thủ phủ công nghiệp?
- Những câu nói của bà Mai Kiều Liên làm nên "chất' Vinamilk
- Đất Xanh Miền Bắc hợp tác với Tập đoàn TTP tại dự án Green Dragon City