-
Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ -
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI
Theo Ban Xúc tiến và Hỗ trợ Đầu tư Quảng Ninh (IPA), tính đến hết năm 2019, Quảng Ninh mới thu hút được 11 dự án FDI từ Hàn Quốc, với tổng vốn đăng ký đầu tư còn khiêm tốn - hơn 65 triệu USD. Các dự án này chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: Công nghiệp chế biến, chế tạo; nông lâm nghiệp; dịch vụ ăn uống; bán buôn, bán lẻ; giải trí, truyền thông; giáo dục – đào tạo. Hầu hết các dự án tập trung tại địa bàn phát triển, giao thông thuận lợi: thành phố Hạ Long (07 dự án), Cẩm Phả (01 dự án), Quảng Yên (01 dự án), Đông Triều (01 dự án), Móng Cái (01 dự án).
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 5 dự án đang thực hiện do UBND tỉnh Quảng Ninh là cơ quan chủ quản. Trong đó có 02 dự án vay vốn ODA đầu tư xây dựng và 03 dự án viện trợ không hoàn lại từ ADB, JICA, WB, Chính phủ Ấn Độ và Chính phủ Hàn Quốc tài trợ; trong đó có 02 dự án ODA được chính phủ Hàn Quốc tài trợ. Trong số các dự án này, đáng chú ý nhất là dự án Trường cao đẳng nghề Việt Hàn 1 sử dụng vốn ODA của chính phủ Hàn Quốc. Từ năm 2016 đến nay, trường đã tuyển sinh và thu hút trên 2.000 học sinh học tập tại các ngành nghề: Cắt gọt kim loại, công nghệ ô tô, kỹ thuật cơ điện mỏ hầm lò, Kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò...
Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), năm 2019, Hàn Quốc vẫn là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam, với tổng vốn đăng ký lên tới trên 67 tỷ USD. Nếu so sánh với số liệu cả nước thì số vốn FDI Hàn Quốc mà Quảng Ninh thu hút được thì quả thực là quá nhỏ. Nhưng nếu nhìn ở góc độc tích cực hơn thì đây lại là lợi thế mới của Quảng Ninh trong việc thúc đẩy thu hút các nhà đầu tư Hàn Quốc.
Hiện tại, cơ sở hạ tầng giao thông, hạ tầng dịch vụ của Quảng Ninh đang ngày càng hoàn thiện với tuyến cao tốc kết nối trực tiếp với cao tốc Hà Nội – Hải Phòng và kéo dài đến tận cầu Bắc Luân II. Quảng Ninh cũng có hệ thống cảng hiển nước sâu, có cảng hàng không quốc tế, có cảng tàu khách quốc tế chuyên biệt,... giúp Quảng Ninh trở thành điểm đến hấp dẫn mới với các nhà đầu tư Hàn Quốc tại Việt Nam.
Cao tốc Hải Phòng - Hạ Long đi qua thị xã Quảng Yên đã tăng sức hút của các KCN trong KKT Quảng Yên. Ảnh: Đỗ Phương. |
Tốc độ tăng trưởng của Quảng Ninh trong những năm qua luôn khá cao, trên 10% và cao hơn nhiều so với trung bình cả nước; thu nhập bình quân đầu người trên 6.100 USD/năm 2019; lượng khách du lịch đến với Quảng Ninh hàng năm khoảng 14 triệu lượt. Do vậy, sức mua và thị trường tiêu thụ ở Quảng Ninh tương đối lớn.
Khi đầu tư vào Quảng Ninh, các doanh nghiệp được sử dụng tiện ích cuộc sống tốt nhất và đạt tiêu chuẩn quốc tế: Có bệnh viện Vinmec, trường học quốc tế KinderWorld Singapore. Tại Quảng Ninh cũng có đẩy đủ các khu nghỉ dưỡng, khách sạn đẳng cấp, khu vui chơi giải trí, dịch vụ thương mại, mua sắm cao cấp...
Bên cạnh đó, sự quyết tâm, đồng hành của chính quyền địa phương đối với doanh nghiệp, nhà đầu tư. Kết quả xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI và chỉ số cải cách hàng chính PAR Index trong những năm qua của Quảng Ninh luôn đứng đầu cả nước.
Mấu chốt quan trọng khác để Quảng Ninh thúc đẩy thu hút đầu tư từ thị trường trọng điểm Hàn Quốc là do chính sách phát triển kinh tế của Quảng Ninh trong giai đoạn tới cũng sẽ tập trung vào các ngành và lĩnh vực mà nhà đầu tư Hàn Quốc quan tâm bao gồm: công nghiệp chế biến, chế tạo; công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao như điện tử, hoạt động kinh doanh bất động sản; xây dựng, vận tải kho bãi; thương mại, tài chính,... Ngoài ra Hàn Quốc cũng là một thị trường khách du lịch quan trọng đối với Việt Nam nói chung, Quảng Ninh nói riêng.
Hơn nữa, theo tổng kết của Ban quản lý các Khu kinh tế Quảng Ninh, hiện trên địa bản tỉnh, quỹ đất công nghiệp còn rất lớn, đủ đáp ứng cho những nhà đầu tư cần quỹ đất nhiều. KCN Việt Hưng giai đoạn 1 và 2 với định hướng trở thành KCN công nghệ, hay KKT ven biển Quảng Yên, KKT ven biển Vân Đồn cũng được đánh giá là rất phù hợp với nhu cầu của các nhà đầu tư Hàn Quốc. Đây cũng là những KCN, KKT nhận được sự quan tâm và đầu tư lớn về hạ tầng kết nối đến chân hàng hào KCN.
-
Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động
-
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ -
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ? -
Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh Thuận -
Hơn 2.300 tỷ đồng đầu tư vào công nghiệp Bình Thuận -
TP.HCM đề xuất chi 1.850 tỷ đồng vốn ngân sách đầu tư nhà thi đấu Phan Đình Phùng -
Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo