-
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics
Dự án Đốt rác phát điện có tên đầy đủ là Dự án Xử lý chất thải y tế - Xử lý chất thải sinh hoạt thành năng lượng tại Quảng Ninh. Lễ khởi động Dự án được diễn ra dưới sự chứng kiến của đại diện lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh; ông Matsumoto Izumi, Bí thư thứ hai Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam; đại diện Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản.
Được sự đồng ý của UBND tỉnh Quảng Ninh và Bộ Môi trường Nhật Bản, Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Việt Long (Công ty Việt Long) đã tỉnh chọn để liên doanh với Công ty Chodai Nhật Bản trong việc thực hiện nghiên cứu xây dựng dự án Xử lý Chất thải y tế bằng công nghệ chưng cất khí khô tại Nhà máy xủ lý chất thải sinh hoạt tại thôn Khe Giang, xã Thượng Yên Công, TP. Uông Bí từ đầu năm 2017.
Trước đó, ngày 30/11/2016, tỉnh Quảng Ninh đã có Quyết định số 4012/QĐ-UBND, phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” và Quyết định số 3130/QĐ-UBND ngày 20/8/2020 về việc điều chỉnh bổ sung quyết định số 4012/QĐ-UBND. Trong đó, Khu xử lý chất thải rắn Khe Giang, thành phố Uông Bí do Công ty Việt Long là chủ đầu tư được quy hoạch thành cụm xử lý chất thải tại khu vực phía Tây của tỉnh (gồm các địa phương TP. Hạ Long, TP. Uông Bí, TX. Quảng Yên và TX. Đông Triều). Nhà đầu tư cũng được UBND tỉnh Quang Ninh quan tâm, hỗ trợ để bàn giao mặt bằng sạch, xây dựng hạ tầng kỹ thuật chung ngoài khu vực đấu nối vào dự án.
Ông Lê Quang Thắng, Chủ tịch HĐQT Công ty Việt Long cho biết: “Trong quá trình triển khai, do yếu tố dịch Covid-19 nên tiến độ bị chậm. Mặt khác, trong thời gian này, Liên doanh Việt Long và Chodai nhận thấy Nhật Bản đã có những thành công lớn trong việc triển khai công nghệ đốt rác thải Y tế và rác thải thông thường, tận dụng nhiệt để phát điện nên đã đề nghị UBND tỉnh Quảng Ninh cho phép Công ty Việt Long - Công ty Chodai - Tập đoàn Maeda đến từ Nhật Bản triển khai thực hiện dự án đốt rác thải y tế kết hợp rác thải thông thường phát điện”.
Lễ khởi động Dự án Xử lý chất thải y tế - Xử lý chất thải sinh hoạt thành năng lượng tại Quảng Ninh. |
Ngày 16/3/2022, UBND tỉnh Quảng Ninh đã có Thư quan tâm gửi Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản về Dự án. Theo đó, UBND tỉnh đã đồng ý để liên doanh gồm: Công ty Việt Long - Công ty Chodai - Tập đoàn Maeda nghiên cứu và ứng dụng công nghệ Xử lý chất thải y tế - chất thải sinh hoạt thành năng lượng tại Quảng Ninh. Đây là công nghệ xử lý chất thải tiên tiến nhất hiện nay vì có thể xử lý chung cả chất thải y tế và chất thải sinh hoạt, thu hồi nhiệt để chạy tua bin phát điện. Đây cũng là dự án tái tạo năng lượng có thể giảm thiểu phát thải nhà kính qua việc phát điện, đóng góp vào chủ trương trung hoà khí cacbon của Chính phủ Việt Nam.
Sau thư quan tâm của UBND tỉnh Quảng Ninh, Dự án Đốt rác phát điện của Liên doanh Công ty Việt Long - Công ty Chodai - Tập đoàn Maeda đã được Bộ Kinh tế, thương mại và Công nghiệp Nhật Bản phê duyệt, được Chính phủ Nhật Bản đưa vào danh sách 1 trong 14 dự án được chính phủ bố trí vốn để đầu tư ra nước ngoài trong năm 2022.
“Dựa trên nền tảng công nghệ mới đã được áp dụng tại Thái Lan từ các đối tác Nhật Bản của Việt Long, liên doanh sẽ triển khai thực hiện công nghệ tại Nhà máy rác Khe Giang”, ông Thắng cam kết. Sau Lễ khởi động, ngày 29/9, Liên doanh đã họp bàn triển khai các bước tiếp theo để sớm khởi công dự án.
Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh, đến nay, 70% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) (tương đương 787 tấn/ngày) được xử lý bằng phương pháp chôn lấp; mới chỉ 26% tổng lượng CTRSH (tương đương 295 tấn/ngày) được xử lý bằng công nghệ đốt; 2-4% lượng CTRSH (tương đương 22 tấn/ngày) được xử lý bằng phương pháp tái chế thu hồi nhựa, chế biến phân compost.
Còn đối chất thải nguy hại (CTNH), tổng lượng chất thải phát sinh năm 2021 là hơn 8.567 tấn/năm. Trong đó, lượng chất thải lây nhiễm, chất thải y tế nguy hại không lây nhiễm là hơn 531,5 tấn (chiếm khoảng 6,2%); ngoài ra, lượng chất thải y tế thông thường là gần 2.412 tấn. Hiện 99,84% lượng CTNH được các chủ nguồn thải hợp đồng với các đơn vị được cơ quan có thẩm quyền cấp phép vận chuyển, xử lý; 0,16% lượng CTNH còn lại (gần 14 tấn) được thu gom, lưu kho đảm bảo theo quy định chờ xử lý.
-
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt”
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025