-
Cần Thơ thúc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm -
Cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp Thái Lan hợp tác, đầu tư tại Bình Định -
Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động
Quảng Ninh có 3 khu kinh tế cửa khẩu với tổng diện tích trên 144.75 ha. Trong đó, khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái gắn với cửa khẩu Móng Cái với diện tích 121.197 ha; khu kinh tế cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Văn với tổng diện tích 14.236 ha; khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh với tổng diện tích là 9.302 ha.
Cửa khẩu Bắc Luân II (thuộc Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái) có vai trò quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu của tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: Quỳnh Nga |
Vào cuối tháng 6/2024, tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Chính quyền Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) đã chính thức mở cặp cửa khẩu song phương Hoành Mô (Việt Nam) - Động Trung (Trung Quốc) và lối thông quan Bắc Phong Sinh (Việt Nam) - Lý Hỏa (Trung Quốc).
Mới đây, HĐND tỉnh Quảng Ninh đã thông qua Nhiệm vụ Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế (KKT) cửa khẩu Bắc Phong Sinh, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2045. Việc triển khai lập nhiệm vụ là cơ sở để lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng KKT cửa khẩu Bắc Phong Sinh, trình Bộ Xây dựng, Thủ tướng Chính phủ lập quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết xây dựng, thu hút đầu tư xây dựng KKT cửa khẩu Bắc Phong Sinh theo quy định.
KKT cửa khẩu Bắc Phong Sinh được thành lập ngày 13/9/2002 theo Quyết định số 115/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Việc thu hút đầu tư xây dựng tại KKT này phải dựa trên cơ sở các quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch phân khu xây dựng được duyệt nên đã không ít những khó khăn, vướng mắc trong công tác thu hút đầu tư, quản lý quy hoạch, xây dựng,… đối với cơ quan quản lý trực tiếp. Chính vì vậy, việc triển khai lập nhiệm vụ nêu trên là cần thiết để thu hút đầu tư, xây dựng KKT cửa khẩu Bắc Phong Sinh.
Theo đó, phạm vi lập quy hoạch sẽ theo ranh giới thành lập KKT cửa khẩu Bắc Phong Sinh có diện tích khoảng 9.373 ha, bao gồm toàn bộ địa giới hành chính xã Quảng Đức, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh.
Quy hoạch được lập với mục tiêu là phát triển KKT này theo mô hình khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực, với trọng tâm phát triển các ngành thương mại, dịch vụ, du lịch, công nghiệp chế biến. KKT cửa khẩu Bắc Phong Sinh sẽ gắn kết chặt chẽ với Khu Công nghiệp - Cảng biển Hải Hà tạo thành đầu mối tập kết, trung chuyển và XNK hàng hóa và dịch vụ. KKT cửa khẩu này cũng sẽ cùng với KKT cửa khẩu Hoành Mô – Đồng Văn, phụ trợ cho KKT cửa khẩu Móng Cái để đảm bảo sự xuyên suốt và duy trì các hoạt động liên tục, thúc đẩy phát triển các KKT cửa khẩu.
Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại khu vực cửa khẩu Hoành Mô, huyện Bình Liêu. Ảnh: Quảng Ninh Portal. |
Với nhiều giải pháp, tạo mọi điều kiện cho hoạt động XNK, hàng hóa qua cửa khẩu Bắc Phong Sinh đã có nhiều khởi sắc. Trong 6 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch XNK hàng hóa qua cửa khẩu này ước đạt trên 33,7 triệu USD. Trong đó, kim ngạch hàng hóa xuất, nhập khẩu chính ngạch đạt trên 17,6 triệu USD; kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của cư dân biên giới đạt trên 15,2 triệu USD, tăng 77,19% so với cùng kỳ năm 2023.
Việc chính thức mở cặp cửa khẩu song phương Hoành Mô - Động Trung, bao gồm lối thông quan Bắc Phong Sinh (Việt Nam) - Lý Hỏa (Trung Quốc) đã tiếp tục mở ra cơ hội mới, tạo động lực thúc đẩy phát triển mạnh mẽ KKT cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Văn, huyện Bình Liêu.
Tổng kim ngạch XNK qua cặp cửa khẩu này trong 5 năm gần đây đạt trên 80 triệu USD/năm. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2024, Chi cục Hải quan cửa khẩu Hoành Mô đã làm thủ tục thông quan cho gần 2.100 tờ khai, kim ngạch đạt trên 64 triệu USD, thu ngân sách đạt gần 77 tỷ đồng (tăng 65% về số tờ khai và tăng 40% về kim ngạch, tăng 76% về thu ngân sách so với cùng kỳ năm 2023). Có thể thấy đây là những tín hiệu tích cực cho thấy sự phục hồi của hoạt động kinh tế cửa khẩu.
Để tiếp tục phát huy thế mạnh, lợi thế của KKT cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Văn, bám sát chỉ đạo của tỉnh Quảng Ninh, hiện nay, huyện Bình Liêu tích cực đẩy mạnh thu hút đầu tư, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật của KKT cửa khẩu, nhằm tạo môi trường thông thoáng, thu hút các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh XNK.
Theo đó, huyện tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng đối với dự án khu kho bãi hàng hóa tại cửa khẩu Hoành Mô có tổng quy mô diện tích hơn 6,5 ha, công suất dự kiến tiếp nhận 5-10 triệu tấn hàng hóa/năm và Khu trung tâm logistic tại KKT cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Văn với quy mô trên 17 ha, đáp ứng lưu lượng 400-450 xe ô tô chở hàng hóa XNK làm thủ tục tại cửa khẩu Hoành Mô. Đến nay, dự án Khu kho bãi hàng hóa tại cửa khẩu Hoành Mô đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng và đang tiến hành các thủ tục xây dựng.
Còn với KKT cửa khẩu Móng Cái, KKT này được xác định là một trong 2 mũi đột phá và là trung tâm của vùng động lực trong mô hình tổ chức không gian phát triển “một tâm, hai tuyến, đa chiều, hai mũi đột phá, ba vùng động lực” của Quảng Ninh. Trên cơ sở điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng KKT cửa khẩu Móng Cái đến năm 2040, TP Móng Cái đang tích cực cụ thể hóa quy hoạch chung, các quy hoạch phân khu chức năng của KKT, các quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị. Đến nay, thành phố đã lập, trình UBND tỉnh phê duyệt 4/9 quy hoạch phân khu; đang tiếp tục triển khai 5 quy hoạch phân khu còn lại.
Hàng hóa đợi làm thông quan tại cửa khẩu Bắc Luân II. Ảnh: Quỳnh Nga |
Theo Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, KKT cửa khẩu Móng Cái sẽ trở thành một trong hững cực tăng trưởng kinh tế phát triển năng động, bền vững của tỉnh và của vùng Đông Bắc, đồng thời là trung tâm phát triển kinh tế quan trọng của vành đai kinh tế ven biển vịnh Bắc Bộ.
Đến ngày 15/7, Chi cục Hải quan cửa khẩu Móng Cái đã thu hút 980 doanh nghiệp tham gia XNK qua địa bàn, trong đó có 441 doanh nghiệp mới (tăng 76 doanh nghiệp so với cùng kỳ năm 2023). Tổng kim ngạch hàng hóa XNK là gần 2,1 tỷ USD (tăng 19% về tờ khai và tăng 24% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2023). Số thu NSNN từ hoạt động XNK do Chi cục Hải quan cửa khẩu Móng Cái thực hiện đạt trên 1.200 tỷ đồng (tăng 57% so với cùng kỳ năm 2023 và đạt 75,8% chỉ tiêu Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh giao).
Thành phố Móng Cái là địa phương có độ phủ quy hoạch phân khu lớn của tỉnh Quảng Ninh. Năm 2024, Thành phố phấn đấu hoàn thành toàn bộ quy hoạch phân khu thuộc KKT Cửa khẩu Móng Cái, làm cơ sở quản lý đất đai, xây dựng, thu hút đầu tư các dự án phát triển kinh tế - xã hội thành phố và KKT Cửa khẩu Móng Cái theo đúng định hướng.
-
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ -
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ? -
Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh Thuận
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025