
-
Nghiên cứu vật liệu thay thế cát xây dựng ở Đà Nẵng
-
Khu thương mại tự do Đà Nẵng mở ra giai đoạn phát triển mới
-
Giao cơ quan chủ quản đầu tư cao tốc Bắc Kạn - Cao Bằng vốn 29.893 tỷ đồng
-
Dồn dập đề xuất xây dựng nhà máy xử lý nước thải ở TP.HCM
-
Mời đầu tư dự án nhà ở xã hội hơn 818 tỷ đồng; Duyệt 2 khu đô thị hơn 54.000 tỷ đồng -
Hải Phòng: Tăng sức hút với nhà đầu tư
Thông tin trên được Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng cho hay, sau khi ông đã tham dự cùng với Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Trị Lê Quang Tùng làm việc với các nhà đầu tư Hàn Quốc do ông Shin Byung Chul, Phó Chủ tịch Hanwha Energy, Tổng giám đốc Hanwha Energy Việt Nam làm trưởng đoàn về dự án Trung tâm Điện khí LNG Hải Lăng, giai đoạn 1 – 1.500 MW.
![]() |
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị Lê Quang Tùng làm việc với các nhà đầu tư Hàn Quốc về dự án Trung tâm Điện khí LNG Hải Lăng, giai đoạn 1 – 1.500 MW. |
Đại diện nhà đầu tư, ông Shin Byung Chul báo cáo tiến độ thực hiện dự án Trung tâm Điện khí LNG Hải Lăng, giai đoạn 1 nằm trong khu phức hợp năng lượng của Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị.
Theo đó, Dự án sẽ xây dựng Trung tâm kho cảng LNG Hải Lăng có khả năng tiếp nhận tàu chở LNG từ 170.000 - 226.000 m3, công suất tiếp nhận 1,5 triệu tấn LNG/năm và Trung tâm điện lực Hải Lăng, giai đoạn 1 có công suất phát điện 1.500 MW.
Theo đại diện nhà đầu tư, mới đây trong cuộc làm việc giữa Đại sứ Hàn Quốc và Bộ trưởng Bộ Công thương, phía Bộ Công thương Việt Nam đã có ý kiến về việc dự án có khả năng sẽ không thể hoàn thành vào năm 2026 – 2027 mà phải kéo dài đến năm 2035. Đồng thời, mong muốn tỉnh Quảng Trị có ý kiến với Bộ Công thương và hỗ trợ nhà đầu tư để dự án đi vào vận hành thương mại theo đúng tiến độ đã đề ra là năm 2026 – 2027.
Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng, cho rằng UBND tỉnh đã có văn bản gửi Bộ Công thương, nêu rõ với những lợi thế như đến năm 2026 – 2027 sản lượng tiêu thụ điện sẽ tăng cao so với hiện tại; dòng khí từ các mỏ Báo Vàng, Kèn Bầu cũng dự kiến sẽ đáp bờ tại Khu kinh tế Đông Nam…
“Do vậy, tỉnh Quảng Trị kiên quyết bảo vệ dự án Trung tâm Điện khí LNG Hải Lăng, giai đoạn 1 - 1.500 MW theo quy hoạch điện VII đã được phê duyệt”, ông Đồng bày tỏ.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị cũng cho biết thêm, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý khởi công hạ tầng kỹ thuật dự án này vào tháng 12/2021 tới. Hiện tại, địa phương đang chỉ đạo Ban Quản lý Khu kinh tế và các cơ quan liên quan phối hợp với tổ hợp các nhà đầu tư rà soát các điều kiện để khởi công dự án vào thời gian khoảng từ 20/12 – 30/12/2021.
Tại cuộc làm việc với tổ hợp nhà đầu tư dự án, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị Lê Quang Tùng khẳng định, quan điểm nhất quán của tỉnh Quảng Trị là luôn đồng hành, hỗ trợ tối đa cho các nhà đầu tư để dự án được thực hiện đúng như quy hoạch đã được phê duyệt.
“Đối với dự án Trung tâm Điện khí LNG Hải Lăng, giai đoạn 1 – 1.500 MW, tỉnh xác định đây là dự án trọng điểm, làm động lực để thu hút thêm nhiều dự án khác nên trong thời gian qua đã chỉ đạo các ngành, địa phương phối hợp thực hiện các bước theo những nội dung đã cam kết và hỗ trợ tối đa nhà đầu tư”, ông Tùng nhấn mạnh.
Đặc biệt, ngày 4/2/2021, tại Văn bản số 154/TTg-CN, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến đồng ý bổ sung giai đoạn 1 của Trung tâm Điện khí LNG Hải Lăng, công suất 1.500 MW vào quy hoạch điện VII điều chỉnh.
![]() |
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị đề nghị tổ hợp các nhà đầu tư tập trung mọi nguồn lực để thực hiện dự án theo đúng tiến độ, đảm bảo vận hành thương mại vào năm 2026 – 2027. “Về ý kiến của Bộ Công thương, có khả năng dự án sẽ không thể hoàn thành vào năm 2026 – 2027 mà phải kéo dài đến năm 2035, tỉnh sẽ có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ do đây là dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng” |
Trên cơ sở này, Quảng Trị đã trao quyết định chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư dự án Trung tâm Điện khí LNG Hải Lăng, giai đoạn 1 - 1.500 MW cho Tổ hợp các nhà đầu tư, bao gồm: Tập đoàn T&T Group, Công ty Cổ phần Năng lượng Hanwha (Hanwha Energy), Tổng công ty Điện lực Nam Hàn Quốc (Kospo) và Tổng công ty Khí Hàn Quốc (Kogas). Tổng vốn đầu tư giai đoạn I dự án gần 54.000 tỷ đồng.
Hồi đáp kiến nghị từ nhà đầu tư Hàn Quốc, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị đề nghị tổ hợp các nhà đầu tư tập trung mọi nguồn lực để thực hiện dự án theo đúng tiến độ, đảm bảo vận hành thương mại vào năm 2026 – 2027. “Về ý kiến của Bộ Công thương, có khả năng dự án sẽ không thể hoàn thành vào năm 2026 – 2027 mà phải kéo dài đến năm 2035, tỉnh sẽ có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ do đây là dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng”, Bí thư Quảng Trị nhấn mạnh.
Trước đó, ngày 7/10/2021, UBND tỉnh Quảng Trị đã trao Quyết định chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư Dự án LNG Hải Lăng giai đoạn I (vốn đầu tư gần 54.000 tỷ đồng) cho Tổ hợp các nhà đầu tư, bao gồm: Tập đoàn T&T, Công ty cổ phần Năng lượng Hanwha (Hanwha), Tổng công ty Điện lực Nam Hàn Quốc (KOSPO) và Tổng công ty Khí Hàn Quốc (KOGAS).
Dự án LNG Hải Lăng (giai đoạn I) thuộc địa phận 2 xã Hải An và Hải Ba (huyện Hải Lăng), nằm trong khu phức hợp năng lượng tại Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị. Với quy mô hơn 120 ha, Dự án sẽ xây dựng Trung tâm Kho cảng LNG Hải Lăng - giai đoạn I tiếp nhận tàu chở LNG từ 170.000 đến 226.000 m3, công suất tiếp nhận 1,5 triệu tấn LNG/năm và Trung tâm Điện lực Hải Lăng - giai đoạn I, có công suất phát điện 1.500 MW.
Cùng với việc sử dụng nhiên liệu LNG sạch, Dự án sẽ góp phần giảm thiểu những tác động ảnh hưởng đến môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, đảm bảo các tiêu chí về môi trường theo các công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết.
Trước đó, ngày 4/2/2021, tại Văn bản số 154/TTg-CN, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến đồng ý bổ sung giai đoạn I của Trung tâm Điện khí LNG Hải Lăng, công suất 1.500 MW vào Quy hoạch Điện VII điều chỉnh với tiến độ vận hành vào năm 2026 - 2027. Giai đoạn II của Dự án (3.000 MW) sẽ được xem xét cụ thể trong Quy hoạch Điện VIII.
Trên cơ sở đó, tỉnh Quảng Trị cùng các cơ quan liên quan, các nhà đầu tư đã thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật, trao quyết định chủ trương đầu tư, đồng thời, chấp thuận nhà đầu tư của Dự án.
Cụ thể, Tập đoàn T&T góp vốn đầu tư 40% và 3 doanh nghiệp HANWHA, KOSPO, KOGAS sẽ đóng góp 60% vào dự án năng lượng trọng điểm của tỉnh Quảng Trị, từng bước góp phần hiện thực hóa mục tiêu đưa Quảng Trị trở thành trung tâm năng lượng của khu vực miền Trung vào năm 2030.
Tuy nhiên, theo Dự thảo Quy hoạch Điện VIII mà Bộ Công thương đang trình Thủ tướng Chính phủ tại Tờ trình số 6277/TTr-BCT ngày 8/10/2021, Dự án LNG Hải Lăng giai đoạn I không được cập nhật tiến độ vận hành vào năm 2026 - 2027, mà đưa vào vận hành trong giai đoạn 2036 - 2040, còn giai đoạn II của Dự án sẽ vận hành vào giai đoạn 2041 - 2045.

-
Môi trường kinh doanh Việt Nam trong mắt nhà đầu tư Mỹ: Cơ hội vẫn hiện hữu -
Mời đầu tư dự án nhà ở xã hội hơn 818 tỷ đồng; Duyệt 2 khu đô thị hơn 54.000 tỷ đồng -
Hải Phòng: Tăng sức hút với nhà đầu tư -
TP.HCM kích hoạt cơ chế đặc thù chuẩn bị khởi công tuyến metro số 2 -
Dự án tổ hợp công trình Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng có vốn 10.750 tỷ đồng -
Quảng Ninh: Đẩy nhanh vốn mồi vào nền kinh tế -
Khởi công Dự án cao tốc Dầu Giây - Tân Phú vốn 8.407,8 tỷ đồng vào ngày 19/8/2025
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower