-
Ban hành Thông tư quy định quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai -
Cần giải quyết dứt điểm tình trạng chậm cấp hồ sơ đăng ký lưu hành thuốc -
Xuất khẩu năm 2025 dự báo sẽ tích cực -
Dấu ấn nổi bật trong xúc tiến thương mại tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024 -
Quảng Ngãi dự toán thu hàng nghìn tỷ đồng từ tiền sử dụng đất năm 2025
Tham dự hội nghị có đông đảo các đại biểu là đại diện lãnh đạo các sở, ngành và UBND huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Quảng Trị; cũng như các phòng chuyên môn các sở ngành phụ trách các chỉ số thành phần PCI.
Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Trị cho biết, tỉnh Quảng Trị hết sức chú trọng đến việc nâng cao vị trí xếp hạng chỉ số PCI. Do đó, hàng năm tỉnh đều ban hành các kế hoạch hành động để thực hiện các nghị quyết của Chính phủ; thường xuyên kiện toàn Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc nâng cao chỉ số PCI; ban hành, chỉ đạo triển khai nhiều chính sách, kế hoạch, thành lập Tổ công tác đặc biệt, Ban chỉ đạo và Tổ công tác giải phóng mặt bằng cấp tỉnh để kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho người dân, doanh nghiệp và nhà đầu tư...
Mặc dù những năm gần đây chỉ số PCI của tỉnh Quảng Trị có xu hướng tăng điểm nhẹ. Tuy nhiên, trong xu thế các tỉnh, thành phố trên cả nước đều có sự tăng điểm do đó thứ hạng PCI của tỉnh chưa thực sự có sự cải thiện.
Hội nghị nhằm tìm ra giải pháp nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Quảng Trị |
Riêng năm 2023, tổng điểm số PCI tỉnh Quảng Trị đạt 63,23 điểm (tăng 1,97 điểm so với năm 2022). Trong 10 chỉ số thành phần của PCI thì có 5 chỉ số tăng điểm, 5 chỉ số giảm điểm so với năm 2022. Trong đó, 5 chỉ số tăng điểm đó là: Chỉ số gia nhập thị trường, Chỉ số tiếp cận đất đai, Chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, Chỉ số tính minh bạch, Chỉ số đào tạo lao động. Và 5 chỉ số có sự sụt giảm về điểm đó là: Chỉ số chi phí thời gian, Chỉ số chi phí không chính thức, Chỉ số cạnh tranh bình đẳng, Chỉ số tính năng động của chính quyền tỉnh, Chỉ số thiết chế pháp lý và an ninh trật tự.
Bà Lê Thị Thương, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Trị cho biết, quá trình triển khai thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh hiện vẫn còn gặp một số khó khăn, vướng mắc liên quan đến cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ doanh nghiệp, chuyển đổi số…đã ảnh hưởng đến kết quả chung.
Cũng theo bà Thương, nhằm cải thiện, nâng cao chỉ số PCI trong thời gian tới, tỉnh Quảng Trị cần tập trung tổ chức thực hiện tốt các giải pháp nâng cao hơn nữa năng lực điều hành của chính quyền các cấp, giảm chi phí không chính thức, rà soát, chấn chỉnh công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp. Chú trọng các giải pháp nâng cao năng lực thực thi công vụ, tinh thần phục vụ doanh nghiệp, năng lực, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ công chức, viên chức trực tiếp cung ứng các dịch vụ công.
Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa trong cung ứng dịch vụ hành chính công. Đẩy mạnh vai trò của Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh thực hiện chức năng là cầu nối giữa doanh nghiệp và cơ quan Nhà nước. Hỗ trợ và thường xuyên tổ chức đối thoại doanh nghiệp.
Tại Hội nghị, ông Lê Quang Vịnh, Phó giám đốc Sở Nội vụ Quảng Trị góp ý, việc tổ chức các sự kiện đối thoại giữa Chủ tịch UBND tỉnh với doanh nghiệp định kỳ, hay mô hình “coffe với doanh nghiệp”... là rất cần thiết, giúp chính quyền kịp thời nắm bắt tâm tư của doanh nghiệp.
“Việc đối thoại, tiếp xúc cần phải cởi mở, thân thiện và thẳng thắn, trong đó, doanh nghiệp cần phản ánh thẳng thắn, đề xuất kiến nghị hoặc nêu cụ thể thực trạng các trường hợp chậm xử lý hoặc nhũng nhiễu, gây khó khăn cho doanh nghiệp.... Cơ quan chủ quản tiếp thu, giải thích trực tiếp hoặc nhanh chóng, kịp thời chỉ đạo các cơ quan có liên quan giải quyết, tháo gỡ các vướng mắc”,ông Vịnh nói.
Đại diện lãnh đạo Sở Nội vụ Quảng Trị cho rằng, sự sụt giảm xếp hạng chỉ số thành phần “chi phí không chính thức” sẽ kéo theo sự sụt giảm các chỉ số thành phần như “chi phí thời gian”, “tính năng động sáng tạo” và ảnh hưởng đến niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp, các nhà đầu tư (kể cả các nhà đầu tư FDI) với tỉnh, cũng như người đứng đầu các cấp và các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương. Do đó, việc tập trung cải thiện nâng cao các chỉ số thành phần “chi phí không chính thức” là nhiệm vụ cấp bách và cần thiết.
Đại diện Sở Nội vụ Quảng Trị kiến nghị, hàng năm trên cơ sở công bố các chỉ số, Ban chỉ đạo cải cách hành chính UBND tỉnh cần tiếp tục tổ chức hội nghị phân tích, đánh giá kết quả các chỉ số trong năm, để đối chất, tìm giải pháp và giao trách nhiệm cụ thể cho người đứng đầu trong việc xử lý các hạn chế, chỉ ra sự nhũng nhiễu, phiền hà cho người dân và doanh nghiệp của các cơ quan có liên quan trực tiếp đến các tiêu chí thành phần của các chỉ số.
Về phần mình, đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Trị cho biết, hiện nay nhiều phòng ban của Sở có số lượng nhân viên vẫn còn hạn chế, trong khi khối lượng công việc được giao hoặc phát sinh cần phải giải quyết khá lớn. Thêm vào đó, sự phối hợp của các cơ quan, đơn vị liên quan trong giải quyết thủ tục hành chính chưa chặt chẽ, dẫn đến hiệu quả đạt được chưa cao.
Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Trị phát biểu tham luận tại Hội nghị. |
Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Trị nêu ra bất cập:“ Có một số hồ sơ trong lĩnh vực môi trường quy định giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến một phần hoặc toàn trình, tuy nhiên, hồ sơ luân chuyển cho Văn phòng UBND tỉnh thì phải là hồ sơ giấy nên không thực hiện được dịch vụ công trực tuyến, mặt khác do thời gian luân chuyển hồ sơ chỉ có 2 giờ để chuyển từ Sở lên Văn phòng UBND tỉnh nên rất khó khăn khi thực hiện. Ngoài ra, trong việc giải quyết thủ tục hành chính, cán bộ xử lý phải hồ sơ giấy và sử dụng một lúc nhiều phần mềm, trang điện tử để xử lý 1 hồ sơ dẫn đến ên mất nhiều thời gian và công sức”.
Về phần mình, đại diện Sở Tư pháp Quảng Trị cho biết, hiện nay Sở Tư pháp đã tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, trong đó có nội dung phối hợp, hỗ trợ, giải đáp, tư vấn và giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận các dịch vụ pháp lý trong quá trình giải quyết các công việc cụ thể liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp tại tỉnh Quảng Trị
“Để có thông tin chính xác về việc cơ quan trợ giúp pháp lý cho doanh nghiệp có hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp dùng luật để khởi kiện khi có tranh chấp xảy ra, các doanh nghiệp có thể liên hệ trực tiếp với Sở Tư pháp hoặc Hội Doanh nghiệp tỉnh. Đồng thời, khi có tranh chấp xảy ra, Sở đề nghị các doanh nghiệp thực hiện việc thương lượng, hòa giải, khởi kiện để giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật mà không nên dùng các hình thức trái pháp luật để giải quyết tranh chấp”, đại diện Sở Tư pháp Quảng Trị nhấn mạnh.
-
Quảng Trị tìm giải pháp nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh -
Quảng Ngãi dự toán thu hàng nghìn tỷ đồng từ tiền sử dụng đất năm 2025 -
Công tác cải cách hành chính tỉnh Quảng Ngãi đạt được nhiều kết quả ấn tượng -
Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán năm 2025 -
Xuất nhập khẩu cán đích gần 800 tỷ USD, xuất siêu năm thứ 9 liên tiếp -
Hà Nội siết chặt quản lý tài sản công theo quy định mới -
TP.HCM xác định phải vào "đội hình chính", "đá tiền đạo” trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Four Points by Sheraton Hà Giang chính thức ra mắt
- Giáng sinh đầu tiên của cư dân khu đô thị trung tâm thành phố Cao Bằng
- Khơi mạch nguồn yêu thương
- KPMG công bố Báo cáo CEE 2024: Kết nối công nghệ và con người để nâng tầm trải nghiệm khách hàng
- Agribank và Trung tâm RAR - Bộ Công an ký kết triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID trên Agribank Plus
- VPBank 5 năm liên tiếp được Mastercard vinh danh nhiều giải thưởng danh giá