
-
Chuyển hồ sơ vụ Trung tâm Anh ngữ Úc Châu "mất tích" sang cơ quan công an
-
Công an tỉnh Quảng Ngãi đề nghị cung cấp tài liệu về loạt khu dân cư
-
Bắc Giang: 60 tấn giá đỗ ngâm chất kích thích tăng trưởng đã đưa ra thị trường
-
Bộ Công an triệt phá đường dây cho vay lãi nặng tại Tiền Giang, Long An
-
Bác bỏ thông tin “trứng gà giả” gây hoang mang dư luận -
Mở đợt tấn công cao điểm chống buôn lậu, hàng giả trên toàn quốc
Bà Nguyễn Thị Như Loan, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai (HoSE: QCG) vừa ký văn bản gửi Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM cùng các đối tác, cổ đông về mối liên quan tại dự án 39 - 39B Bến Vân Đồn, quận 4, TP.HCM.
Đây là khu đất mà Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam đối với ông Lê Quang Thung, cựu Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) và nhiều đồng phạm tại tập đoàn này để điều tra về hành vi "vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí" khi đất công biến thành đất tư.
Quốc Cường Gia Lai chưa bao giờ làm việc, đàm phán trực tiếp với VRG?
Theo đó, Quốc Cường Gia Lai khẳng định là bên mua ngay tình, không liên quan đến Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.
Năm 2013, Quốc Cường Gia Lai đã đàm phán và ký kết hợp đồng hứa chuyển nhượng và đặt cọc cho Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Việt Tín do ông Đặng Phước Dừa đại diện ký về việc nhận chuyển nhượng 100% góp vốn Công ty TNHH Phú Việt Tín, chủ đầu tư dự án 39 - 39B Bến Vân Đồn.
Công ty Việt Tín (do ông Đặng Phước Dừa làm đại diện) và bà Lê Y Linh là bên được ủy quyền thực hiện của bên chủ sở hữu phần góp vốn chuyển nhượng này. Tổng giá vốn nhận chuyển nhượng 100% vốn góp này do Quốc Cường Gia Lai chi trả theo thỏa thuận kèm hóa đơn, chứng từ là 464,2 tỷ đồng.
“Quốc Cường Gia Lai chưa bao giờ làm việc, đàm phán trực tiếp với Tập đoàn cao su Việt Nam, Công ty Cao su Đồng Nai và Công ty Cao su Bà Rịa liên quan đến việc nhận chuyển nhượng vốn góp này”, Doanh nghiệp khẳng định.
Cụ thể, tháng 8/2014, Quốc Cường Gia Lai nhận chuyển nhượng 79,2% vốn góp Công ty Phú Việt Tín từ Công TNHH TMTH Việt Tín do bà Lê Y Lính làm người đại diện; 19,8% vốn góp từ Công ty cổ phần đầu tư thương mại Việt Tín do ông Đặng Phước Dừa làm đại diện.
Ngày 8/9/2014, Quốc Cường Gia Lai nhận chuyển nhượng 1% vốn góp từ Công ty TNHH MTV Tổng công ty Cao su Đồng Nai tỷ lệ 0,72% vốn góp (tương đương 43,2 triệu đồng vốn điều lệ) và Công ty TNHH MTV Cao su Bà Rịa với tỷ lệ 0,28% vốn góp (tương đương 16,8 triệu đồng vốn điều lệ).
Việc chuyển nhượng này theo sắp xếp và đề nghị của ông Dừa và bà Linh, đại diện bên bán dựa trên cơ sở Tập đoàn cao su đã có văn bản thống nhất ý kiến về việc chuyển nhượng vốn cho Công ty TNHH Việt Tín 80% (bà Lê Y Linh đại diện), chuyển nhượng cho Công ty cổ phần Việt Tín 20% (ông Đặng Phước Dừa đại diện), giai đoạn 1 chuyển nhượng 99%, giai đoạn 2 chuyển nhượng 1%.)
Trước khi thực hiện giao dịch này, Quốc Cường Gia Lai cho biết đã nghiên cứu hồ sơ pháp lý Công ty Phú Việt Tín cũng như hồ sơ pháp lý dự án đầy đủ và đúng quy định thì mới ký hợp đồng để nhận chuyển nhượng.
Việc “có đấu giá hay không” đó là pháp lý của dự án do cơ quan chính quyền và UBND Thành phố quyết định về pháp lý của dự án theo từng thời kỳ trước đây 10 năm.
Bán dự án để bớt gánh nặng chi phí
Quốc Cường Gia Lai cho biết trong quá trình triển khai thực hiện dự án 39 - 39B Bến Vân Đồn, khi đó Công ty còn dự định làm bến du thuyền kết nối từ dự án này thông với dự án Phước Kiển Nhà Bè (TP.HCM) để đón khách hàng đi thăm quan dự án Phước Kiển bằng thuyền và ca nô.
Tuy nhiên, HĐQT Công ty đưa ra kế hoạch nếu tài chính tập trung vào Phước Kiển thì Dự án 39- 39B Bến Vân Đồn phải chậm lại, không thể đầu tư 2 dự án cùng lúc.
Từ đó, HĐQT quyết định bán, lý do bán mà rất tiếc là vì lúc này kênh Bến Nghé đã được đầu tư vào thi công cải tạo, dòng nước ở kênh này trong xanh và không còn hôi thối như trước đây, giá trị tăng lên gấp bội lần.
HĐQT Công ty nhận thấy tiềm năng nhưng phải hy sinh vì dự án Phước Kiển, bán để bớt gánh nặng về tài chính, tránh rủi ro cho công ty và cổ đông.
Quốc Cường Gia Lai cho rằng, tất cả các giao dịch mua bán, chuyển nhượng, hoạt động kinh doanh, kết quả kinh doanh phát sinh trong kỳ đều được công ty thực hiện kê khai, hạch toán, báo cáo theo đúng quy định và chuẩn mực kế toán.
Phía doanh nghiệp này cũng cho hay đã thực hiện nghĩa vụ kê khai nộp thuế theo quy định và đã được cơ quan thuế kiểm tra, thanh quyết toán thuế qua nhiều niên độ…

-
Bộ Công an triệt phá đường dây cho vay lãi nặng tại Tiền Giang, Long An -
Bác bỏ thông tin “trứng gà giả” gây hoang mang dư luận -
Dự án Roxana Plaza (Bình Dương): Vừa xong vướng mắc cũ, đã phát sinh tình huống mới -
Mở đợt tấn công cao điểm chống buôn lậu, hàng giả trên toàn quốc -
“Dược sĩ Tiến” cầm đầu đường dây sản xuất hàng trăm tấn thực phẩm chức năng giả -
Thanh tra vào cuộc vụ Trung tâm Anh ngữ Úc Châu "sửa chữa" rồi mất liên lạc -
Công ty Y dược LanQ lập khống hồ sơ để đẩy giá thuốc bảo hiểm
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
-
Care For Việt Nam tiếp tục hành trình “Chăm em đủ chất”
-
Chủ tịch Tập đoàn C.P. diện kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính, củng cố hợp tác, mở rộng đầu tư tại Việt Nam
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu