-
Khánh Hòa kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường gỡ khó về xác định giá đất -
Quy hoạch TP.HCM đã thể hiện tư duy đổi mới, nhìn xa trông rộng, nghĩ sâu làm lớn -
Cho ý kiến chuẩn bị Kỳ họp bất thường lần thứ 9 của Quốc hội -
Chính phủ triển khai kế hoạch xây dựng Trung tâm tài chính tại TP.HCM, Đà Nẵng -
TP.HCM cần trên 4,4 triệu tỷ đồng đầu tư các dự án theo quy hoạch -
Xây dựng Trung tâm tài chính: TP.HCM và Đà Nẵng đã sẵn sàng
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định và Phó Chủ tịch Quốc hội Lào Chaleun Yiapaoher đồng chủ trì sự kiện. |
“Đến thời điểm hiện tại, Quốc hội Việt Nam đã căn bản hoàn thành việc cụ thể hóa tinh thần của Hiến pháp 2013 trong các đạo luật về tổ chức bộ máy nhà nước; bảo vệ công lý, quyền con người, quyền công dân; hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN; củng cố quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, đối ngoại và hội nhập quốc tế...”.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đã nhận định như trên trong tham luận Tọa đàm khoa học về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp do Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Lào phối hợp tổ chức vào sáng 4/7, tại Thủ đô Vientiane, CHDCND Lào.
Tọa đàm diễn ra với sự đồng chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định và Phó Chủ tịch Quốc hội Lào Chaleun Yiapaoher.
Tại Tọa đàm, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đã có tham luận với chủ đề: “Tư tưởng chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình xây dựng, ban hành Hiến pháp năm 2013”.
Trong tham luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nêu rõ, ở Việt Nam, ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (ngày 2/9/1945), Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ban hành Hiến pháp năm 1946. Trải qua các giai đoạn kháng chiến, kiến quốc, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 và Hiến pháp năm 2013 lần lượt được Quốc hội ban hành.
Mỗi bản Hiến pháp đánh dấu chặng đường xây dựng và trưởng thành của Nhà nước cách mạng Việt Nam, thể chế hóa đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam cho từng giai đoạn phát triển đất nước, làm nền tảng cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật và xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân, Phó Chủ tịch Quốc hội khẳng định.
Trong tham luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cũng đã chia sẻ cụ thể về bối cảnh xây dựng, ban hành Hiến pháp năm 2013: quan điểm chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 để ban hành Hiến pháp năm 2013; tư tưởng, định hướng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 để ban hành Hiến pháp năm 2013 và việc triển khai thi hành Hiến pháp, đưa Hiến pháp năm 2013 vào cuộc sống.
Theo Phó chủ tịch Quốc hội, trong quá trình sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra các tư tưởng, định hướng cụ thể. Đó là, sửa đổi Hiến pháp để tiếp tục thể chế hóa cụ thể và sâu sắc hơn chủ trương phát huy dân chủ XHCN, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân; tiếp tục phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, huy động các lực lượng xã hội phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước; tiếp tục khẳng định và làm rõ hơn vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội; tiếp tục phát huy nhân tố con người, thể hiện sâu sắc hơn quan điểm bảo vệ, tôn trọng quyền con người, bảo đảm thực hiện tốt hơn quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Cùng với đó, việc sửa đổi Hiến pháp còn nhằm tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, phát triển văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, bảo đảm công bằng xã hội, bảo vệ môi trường; tiếp tục bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Đặc biệt, sửa đổi Hiến pháp để tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Theo đó, việc sửa đổi Hiến pháp cần tập trung xác định rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; xác định rõ cơ chế kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và nghiên cứu, bổ sung một số thiết chế độc lập nhằm hoàn thiện bộ máy nhà nước theo nguyên tắc phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực. Đồng thời, sửa đổi Hiến pháp để tích cực, chủ động hội nhập quốc tế và bảo đảm hiệu lực, tính ổn định, lâu dài của Hiến pháp.
Với việc triển khai thi hành Hiến pháp, đưa Hiến pháp năm 2013 vào cuộc sống, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết: Quốc hội, Chính phủ, các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức trong toàn hệ thống chính trị đã cùng vào cuộc với nhiều biện pháp quyết liệt bảo đảm tổ chức thi hành Hiến pháp, tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong Nhân dân nội dung của Hiến pháp, bảo đảm để Hiến pháp được tuân thủ và nghiêm chỉnh chấp hành.
Riêng Quốc hội Khóa XV, thực hiện Kết luận số 19-KL/TW của Bộ Chính trị, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 và Kế hoạch số 734/KH-UBTVQH15 xác định 156 nhiệm vụ lập pháp cần thực hiện trong nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV. Tính đến hết tháng 5.2024, đã có 131/156 (83,97%) nhiệm vụ hoàn thành việc nghiên cứu, rà soát và nghiên cứu, xây dựng mới. Sau hơn 11 năm kể từ khi Hiến pháp năm 2013 được thông qua đến nay (29.6.2024), đã có 179 đạo luật được Quốc hội ban hành, phủ khắp các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội.
Nêu rõ nội dung trên, Phó Chủ tịch Quốc hội khẳng định: “Đến thời điểm hiện tại, Quốc hội Việt Nam đã căn bản hoàn thành việc cụ thể hóa tinh thần của Hiến pháp trong các đạo luật về tổ chức bộ máy nhà nước; bảo vệ công lý, quyền con người, quyền công dân; hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN; củng cố quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, đối ngoại và hội nhập quốc tế...
Phó Chủ tịch Quốc hội cũng nêu rõ, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp là công việc trọng đại của mỗi quốc gia. Mỗi lần tiến hành hoạt động sửa đổi, bổ sung Hiến pháp là dịp để nhìn lại, đánh giá chặng đường đã đi qua, lựa chọn, kế thừa, phát triển những giá trị tinh hoa để phục vụ công cuộc chấn hưng đất nước trong giai đoạn tiếp theo. Mỗi lần tiến hành hoạt động sửa đổi, bổ sung Hiến pháp đều tạo ra hiệu ứng xã hội tích cực, thu hút sự tham gia và đồng tình ủng hộ của đồng bào, chiến sĩ cả nước, đồng bào ở nước ngoài và đều trở thành đợt sinh hoạt chính trị - pháp lý sâu rộng trong toàn dân. Mỗi lần tiến hành hoạt động sửa đổi, bổ sung Hiến pháp đều đòi hỏi sự đổi mới cả về tư duy, tổ chức và hoạt động của tất cả các bộ phận tạo thành hệ thống chính trị của quốc gia để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước và sự mong đợi của Nhân dân.
“Chúng tôi hy vọng rằng, sự nghiệp sửa đổi, bổ sung Hiến pháp của nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào sẽ gặt hái được nhiều thành công”, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nói.
Tại Tọa đàm, sau khi nghe phát biểu của Phó Chủ tịch Quốc hội Lào Chaleun Yiapaoher và các tham luận của phía Việt Nam, các đại biểu là thành viên Ủy ban dự thảo Hiến pháp năm 2015 và đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan của nước bạn Lào đã trao đổi, thảo luận về chủ đề sửa đổi, bổ sung Hiến pháp.
-
TP.HCM cần trên 4,4 triệu tỷ đồng đầu tư các dự án theo quy hoạch -
Xây dựng Trung tâm tài chính: TP.HCM và Đà Nẵng đã sẵn sàng -
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Cơ hội vàng để Việt Nam đón nguồn lực tài chính dịch chuyển -
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Trung tâm tài chính là việc mới, việc khó, nhưng khó mấy cũng phải làm -
Nâng cao hiệu quả của trung tâm học tập cộng đồng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi -
Khánh Hòa thông tin về nguyên nhân 46 dự án phải xác định lại giá đất -
Bộ Công an có tân Thứ trưởng
-
1 TP.HCM cần trên 4,4 triệu tỷ đồng đầu tư các dự án theo quy hoạch -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Cơ hội vàng để Việt Nam đón nguồn lực tài chính dịch chuyển -
3 Lãi suất dự báo đi ngang trong năm 2025 -
4 Đề xuất bổ sung Sân bay Gia Bình vốn 31.300 tỷ đồng vào quy hoạch cảng hàng không, sân bay toàn quốc -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 4/1
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - Cần một hợp tác toàn diện
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số
- La Queenara Hội An: Bí quyết đầu tư khách sạn tạo dòng tiền
- Petrocons thông báo Danh mục thoái vốn tại các đơn vị doanh nghiệp (Kỳ 3)
- Khu công nghiệp Gilimex: Xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp hiện đại và bền vững