-
Báo in có thể được tăng diện tích quảng cáo -
Nga sẵn sàng tham gia xây dựng ngành công nghiệp điện hạt nhân của Việt Nam -
Thái Bình phát động thi đua yêu nước năm 2025, quyết tâm tăng trưởng mạnh mẽ -
Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình trao 3.000 suất quà Tết ở Quảng Ngãi -
Thủ tướng yêu cầu khởi động, khởi công nhiều dự án giao thông kết nối vùng Đồng bằng sông Hồng -
Thủ tướng Phạm Minh Chính đón, hội đàm với Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin
Ảnh minh họa |
Nghị định này quy định về bảo vệ công trình hàng hải tại Việt Nam, bao gồm: Phạm vi bảo vệ công trình hàng hải, xác định phạm vi bảo vệ công trình hàng hải trong một số trường hợp đặc biệt, giám sát việc thực hiện và trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương liên quan trong hoạt động bảo vệ công trình hàng hải.
Công trình hàng hải bao gồm bến cảng, cầu cảng, cảng dầu khí ngoài khơi, bến phao, luồng hàng hải, vũng quay tàu, báo hiệu hàng hải, hệ thống hỗ trợ hàng hải, đê chắn sóng, đê chắn cát, kè hướng dòng, kè bảo vệ bờ được đầu tư xây dựng hoặc thiết lập trong vùng nước cảng biển và vùng biển của Việt Nam.
Phạm vi bảo vệ công trình bến cảng, cầu cảng được tính từ rìa ngoài cùng của công trình đến hết giới hạn phía ngoài của vùng nước trước bến cảng, cầu cảng. Phạm vi bảo vệ công trình bến cảng, cầu cảng, bến trụ tựa có kết hợp phao neo hoặc trụ neo được tính từ vị trí tâm rùa neo phao neo hoặc tâm của trụ neo và rìa ngoài cùng của công trình bến cảng, cầu cảng, bến trụ tựa ra đến hết giới hạn phía ngoài của vùng nước trước bến theo thiết kế và về các phía còn lại được xác định theo quy chuẩn kỹ thuật công trình,...
Phạm vi bảo vệ công trình cảng dầu khí ngoài khơi được giới hạn bởi vành đai an toàn có chiều rộng 500 m tính từ điểm nhô ra xa nhất của công trình cảng dầu khí ngoài khơi và vùng cấm hành hải, thả neo có chiều rộng 2 hải lý tính từ vị trí tọa độ của công trình cảng dầu khí ngoài khơi; phạm vi bảo vệ công trình bến phao được tính từ vị trí tâm rùa neo bến phao đến hết giới hạn vùng nước neo đậu tàu theo thiết kế và từ đường nối các vị trí tâm rùa neo về các phía còn lại được xác định theo quy chuẩn kỹ thuật phao neo,...
Phạm vi bảo vệ công trình hàng hải trong một số trường hợp đặc biệt
Nghị định cũng quy định cụ thể việc xác định phạm vi bảo vệ công trình hàng hải trong một số trường hợp đặc biệt. Theo đó, trường hợp phạm vi bảo vệ công trình hàng hải trùng với phạm vi bảo vệ các công trình phòng, chống lụt, bão, bảo vệ đê thì thực hiện theo quy định có liên quan của pháp luật về phòng, chống lụt, bão, pháp luật về đê điều.
Trường hợp phạm vi bảo vệ luồng hàng hải trùng với hành lang an toàn đường bộ, đường sắt hoặc vượt qua mép bờ tự nhiên về phía bờ thì phạm vi bảo vệ luồng hàng hải được xác định đến mép bờ tự nhiên; trường hợp phạm vi bảo vệ công trình hàng hải trùng với hành lang an toàn đường thủy nội địa thì phạm vi bảo vệ luồng hàng hải được xác định đến phạm vi hành lang an toàn đường thủy nội địa.
Trường hợp phạm vi hành lang bảo vệ công trình hàng hải trùng với hành lang an toàn cầu đường bộ, cầu đường sắt, đường dây điện, cáp treo thì thực hiện theo quy định có liên quan về bảo vệ hành lang an toàn cầu, đường dây điện, cáp treo; trường hợp phạm vi bảo vệ luồng hàng hải trùng với phạm vi bảo vệ công trình bến cảng, cầu cảng thì phạm vi bảo vệ luồng hàng hải được xác định đến phạm vi bảo vệ công trình bến cảng, cầu cảng.
Đối với công trình cảng biển xếp dỡ hàng chuyên dùng, công trình chỉnh trị thì hành lang an toàn tối thiểu phải được thực hiện theo quy định tại Nghị định này, đồng thời khoảng cách an toàn vẫn phải tuân thủ theo các quy định có liên quan đối với công trình cầu cảng xếp dỡ hàng chuyên dùng hoặc công trình chỉnh trị có liên quan.
Trường hợp phạm vi bảo vệ công trình hàng hải liên quan đến công trình an ninh, quốc phòng liền kề phải có ý kiến thống nhất của Bộ Công an hoặc Bộ Quốc phòng; trường hợp phạm vi bảo vệ công trình hàng hải trùng với phạm vi bảo vệ hành lang bờ biển thì phạm vi bảo vệ luồng hàng hải được xác định đến phạm vi hành lang an toàn bờ biển.
Nghị định nêu rõ các hành vi bị cấm trong bảo vệ công trình hàng hải như: Xếp, chứa các chất dễ cháy nổ, các chất nguy hại trái quy định có khả năng gây ăn mòn hoặc hư hỏng công trình hàng hải khi chưa được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; thải các chất thải làm hư hại, ảnh hưởng đến độ bền và tuổi thọ của công trình hàng hải; nạo vét trái phép trên luồng hàng hải, phạm vi bảo vệ luồng hàng hải, vùng nước cảng biển hoặc nạo vét không đúng yêu cầu kỹ thuật đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận; thực hiện giám sát nạo vét và đổ bùn đất nạo vét không đúng quy định; thực hiện hoạt động khai thác khoáng sản, cắm đăng đáy, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản trong luồng hàng hải và phạm vi bảo vệ công trình hàng hải;...
-
Thái Bình phát động thi đua yêu nước năm 2025, quyết tâm tăng trưởng mạnh mẽ -
Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình trao 3.000 suất quà Tết ở Quảng Ngãi -
Thủ tướng yêu cầu khởi động, khởi công nhiều dự án giao thông kết nối vùng Đồng bằng sông Hồng -
Thủ tướng Phạm Minh Chính đón, hội đàm với Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin -
Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam - Liên bang Nga -
Thủ tướng dự Diễn đàn Kinh tế thế giới và công du 3 nước châu Âu -
Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương giữ chức Phó bí thư Tỉnh ủy Thái Bình
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 7 về kế toán, kiểm toán và tài chính
- MM Mega Market "bung lụa" với loạt deal khủng đón Tết Ất Tỵ
- Coca-Cola khởi động Lễ hội chào đón năm mới 2025 với kỷ lục thế giới
- Tập đoàn DIC khẳng định vị thế 7 năm liên tục trong bảng xếp hạng VNR500
- MSD Việt Nam giành "cú đúp" giải thưởng tại HR Asia Awards 2024