
-
Dự án điện gió khó với yêu cầu có quy hoạch đất 1/2.000 được phê duyệt
-
TP.HCM áp dụng mô hình “lấy đất nuôi dự án”
-
Hé lộ địa điểm thực hiện Dự án đầu tư xây dựng Tổ hợp công nghiệp đường sắt
-
Đề xuất đầu tư 105 km cao tốc Mộc Châu - TP. Sơn La vốn 22.262 tỷ đồng
-
CII đề xuất đầu tư 4 cây cầu tại Thủ Thiêm theo hình thức BT mới -
Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt 21,52 tỷ USD sau 6 tháng năm 2025
Mặc dù được coi là đầu tàu kinh tế là trung tâm logistics của cả nước nhưng TP.HCM vẫn chưa xây dựng được một trung tâm logistics có quy mô lớn.
![]() |
Để đầu tư một trung tâm logistics cần số vốn rất lớn, trong khi quy trình qua nhiều bước nên doanh nghiệp không mặn mà tham gia |
Theo báo cáo của Sở Công thương TP.HCM, mặc dù Thành phố đã quy hoạch 7 trung tâm logistics nhưng hiện chỉ có trung tâm logistics tại Khu công nghệ cao với diện tích 6 ha đang kêu gọi đầu tư. Sáu trung tâm còn lại ở Hóc Môn; Củ Chi; Linh Trung; Long Bình; Cát Lái - Phú Hữu; Hiệp Phước; Tân Kiên vẫn dừng ở khâu quy hoạch.
Nhiều doanh nghiệp logistics cho biết, để đầu tư một trung tâm logistics đúng chuẩn thì cần nguồn vốn rất lớn có thể lên đến hàng ngàn tỷ đồng.
Bởi vì một trung tâm logistics phải có diện tích đủ rộng (vài chục ha), được đầu tư đầy đủ chức năng vận tải, phân phối hàng hóa, có khu vực quản lý nhà nước về hải quan, thuế, trung tâm kiểm định chuyên ngành để cung cấp chuỗi dịch vụ tích hợp hoàn chỉnh.
Bên cạnh nguyên nhân về vốn, vấn đề thủ tục hiện nay cũng khiến doanh nghiệp “nản lòng”. Theo phản ánh của doanh nghiệp để đầu tư một trung tâm logistics, quy trình phải qua 11 bước, trong đó có những bước mất rất nhiều thời gian như lập, thẩm định phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết 1/500; thực hiện các thủ tục về đất đai; lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi…
Ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Công thương TP.HCM cho biết, việc phát triển các trung tâm logistics là cấp thiết. Hiện nay các trung tâm logistics phát triển tự phát, chưa có sự phối hợp đầu tư giữa nhà nước và tư nhân nên chưa có trung tâm logistics nào đủ tầm.
Ông Vũ cho biết, TP.HCM đang mời gọi đầu tư 7 trung tâm logistics. Dự kiến từ nay đến năm 2025 Thành phố sẽ tập trung triển khai mời gọi đầu tư 3 trung tâm logistics tại Khu công nghệ cao, Linh Trung và Long Bình đều ở TP Thủ Đức.
TP.HCM xác định ngành logistics là một trong 49 chương trình, đề án trọng tâm phát triển kinh tế thành phố đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Theo đó, mục tiêu đề ra là tốc độ tăng trưởng doanh thu logistics của doanh nghiệp TP.HCM đạt 15% vào năm 2025 và đạt 20% vào năm 2030.
Tỷ trọng đóng góp của logistics vào GRDP TP.HCM đến năm 2025 đạt 10% và đến năm 2030 đạt 12%; góp phần kéo giảm chi phí logistics cả nước so với GDP quốc gia đến năm 2025 còn khoảng 10-15%.

-
Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt 21,52 tỷ USD sau 6 tháng năm 2025 -
Bảo đảm tiến độ hoàn thành các dự án hạ tầng phục vụ Hội nghị APEC 2027 tại Phú Quốc -
Nhà đầu tư ngoại tiếp tục dốc vốn vào Việt Nam -
Nút thắt mặt bằng “ghìm chân” hai dự án ven biển ở Quảng Trị -
Nghiên cứu vật liệu thay thế cát xây dựng ở Đà Nẵng -
Khu thương mại tự do Đà Nẵng mở ra giai đoạn phát triển mới -
Giao cơ quan chủ quản đầu tư cao tốc Bắc Kạn - Cao Bằng vốn 29.893 tỷ đồng
-
Năm thứ hai liên tiếp, VPBank nhận giải thưởng “Dịch vụ ngân hàng ưu tiên xuất sắc nhất Việt Nam”
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Asean Ports & Logistics 2025
-
Xác lập mô hình tăng trưởng mới giai đoạn 2026 - 2030, định hướng đến 2045
-
Megan Holdings chính thức trở thành Đại lý phân phối dự án Sun Elite City
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB