
-
Thống nhất với đề nghị nghiên cứu, lập dự án đầu tư cầu thay phà Tân Phú trên Quốc lộ 57B
-
Đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh
-
Thủ tướng đề nghị đảm bảo tiến độ tháng 6/2025 thông tuyến Vành đai 3 TP.HCM
-
Thủ tướng Chính phủ đốc thúc tiến độ xây dựng Sân bay Long Thành
-
Quảng Ngãi đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm -
Bộ Kế hoạch và Đầu tư thúc chọn thầu xây nhà ga hành khách Sân bay Long Thành
Tỉnh Bình Dương đang xây dựng quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với mục tiêu phát triển kinh tế hài hòa với bảo vệ môi trường; chú trọng an sinh xã hội.
Theo báo cáo đầu kỳ của đơn vị tư vấn quy hoạch, giai đoạn 2021-2030, Bình Dương sẽ chuyển đổi mô hình phát triển, hướng tới các ngành công nghiệp hiện đại và dịch vụ chất lượng cao dựa trên hạt nhân là hệ sinh thái đổi mới sáng tạo.
Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Bình Dương đến năm 2030 dựa trên 3 trụ cột tăng trưởng gồm công nghiệp; dịch vụ; đô thị thông minh, sinh thái.
![]() |
Quốc lộ 13 được quy hoạch là trục đường chính tạo động lực phát triển cho Bình Dương từ nay đến năm 2030 |
Dựa trên hiện trạng hiện nay, đơn vị tư vấn quy hoạch đề xuất một trục phát triển chính; 2 hành lang sinh thái; 3 vành đai liên kết; 4 phân vùng phát triển.
Cụ thể, Bình Dương sẽ phát triển theo trục Bắc-Nam, lấy trục Quốc lộ 13; Bàu Bàng - Mỹ Phước - Tân Vạn; Cao tốc Chơn Thành – TP.HCM; đường sắt Dĩ An – Lộc Ninh; đường sắt đô thị Suối Tiên – Bàu Bàng... làm trục liên kết, phát triển trục đô thị, công nghiệp, dịch vụ theo từng giai đoạn.
Đối với 2 hành lang sinh thái gồm: hành lang sinh thái phía Đông gắn với trục sông Đồng Nai và hành lang sinh thái phía Tây gắn với trục sông Sài Gòn và hồ Dầu Tiếng sẽ phát triển dựa trên bảo vệ và phát huy các giá trị sinh thái.
Hai hành lang sinh thái này sẽ phát triển các cơ sở hạ tầng phục vụ vận tải đường thủy, phát triển các khu đô thị dịch vụ sinh thái, dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng, khu nông nghiệp sinh thái kết hợp hỗ trợ du lịch.
Đối với 3 vành đai liên kết sẽ phát triển mở rộng không gian đô thị và hạ tầng gắn với 3 vành đai liên kết của vùng TP.HCM gồm đường Vành đai 3, Vành đai 4 và Vành đai 5.
Đối với 4 phân vùng phát triển sẽ được quy hoạch với chức năng cụ thể cho từng vùng.
Vùng 1 (vùng đô thị trung tâm) gồm TP.Thuận An, Dĩ An, Thủ Dầu Một, thị xã Bến Cát, thị xã Tân Uyên là nơi tập trung dân cư chủ yếu, phát triển đô thị, công nghiệp, thương mại dịch vụ.
Vùng 2 (đô thị vệ tinh huyện Bàu Bàng) sẽ là trọng tâm của vùng đổi mới sáng tạo, phát triển đô thị đầu mối, phân phối lưu thông giữa Tây Nguyên, Đông Nam bộ, Tây Nam bộ, TP.HCM.
Vùng 3 (tiểu vùng phía Đông Bắc) gồm huyện Bắc Tân Uyên, Phú Giáo, sẽ phát triển kinh tế sinh thái, hỗ trợ phát triển công nghiệp, logistics ven tiểu vùng trung tâm, kết nối Tây Nguyên với trục kinh tế Đông Nam Bộ, khai thác hành lang vận tải, sinh thái sông Đồng Nai.
Vùng 4 ( tiểu vùng phía Tây Bắc) gồm huyện Dầu Tiếng sẽ phát triển kinh tế sinh thái, du lịch ven sông Sài Gòn và hồ Dầu Tiếng, hỗ trợ phát triển công nghiệp, logistics ven tiểu vùng Trung tâm, kết nối Tây Nguyên –Tây Nam bộ, kết nối Tây Ninh - trục kinh tế Đông Nam bộ.
Với quy hoạch rõ ràng cho từng khu vực, Bình Dương hướng đến mục tiêu năm 2030 tỉnh sẽ phát triển theo mô hình thành phố trực thuộc Trung ương, là cực tăng trưởng quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước.
Đến năm 2050, Bình Dương là thành phố thông minh; trung tâm công nghiệp hiện đại; trung tâm dịch vụ chất lượng hàng đầu châu Á. Tỉnh cũng hướng đến là một trong các địa phương đi đầu trong hoàn thành mục tiêu phát thải trung tính "Net-zero 2050".
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Dương, công tác xây dựng quy hoạch tỉnh đã trải qua gần 1/3 chặng đường. Sau khi tiếp nhận các ý kiến đóng góp để hoàn chỉnh quy hoạch, Bình Dương sẽ trình cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt quy hoạch trước ngày 31/12/2022.

-
Gần 1,7 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam -
Quảng Ngãi đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm -
Bộ Kế hoạch và Đầu tư thúc chọn thầu xây nhà ga hành khách Sân bay Long Thành -
Thị trường M&A 2023: Lạc quan thận trọng -
Hậu Giang trao giấy chứng nhận đầu tư dự án thức ăn thủy sản vốn 23,6 triệu USD -
Hà Giang đề xuất 9.800 tỷ đồng xây cao tốc; Đà Nẵng đầu tư 12 tỷ đồng xây dựng cơ sở dữ liệu -
Hợp tác phát triển trên Hành lang kinh tế Đông - Tây
-
1 10.800 doanh nghiệp thành lập mới, 43.900 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường
-
2 Gần 1,7 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam
-
3 Bộ Kế hoạch và Đầu tư thúc chọn thầu xây nhà ga hành khách Sân bay Long Thành
-
4 Nhận diện thương vụ M&A điển hình thời bất động sản khát vốn
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 30/1
-
Đưa Vân Đồn trở thành điểm đến quốc tế: Bài học từ phát triển du lịch bền vững
-
Hãng bay Việt vận chuyển 137.000 hành khách trong ngày mùng 1 Tết Quý Mão
-
“Xuân quê hương” 2023 - Đất nước niềm tin và khát vọng
-
Năm 2022, doanh thu và lợi nhuận trước thuế của FPT tăng trưởng trên 20%
-
Manulife Việt Nam thúc đẩy nhân viên làm điều tốt trong cộng đồng với chiến dịch "Một điều Tốt đẹp"
-
Generali triển khai chuỗi hoạt động cộng đồng truyền cảm hứng dịp cuối năm