-
Tập đoàn Luxshare đầu tư thêm 2 dự án tại Nghệ An -
Bình Định thu hút thêm dự án 20 triệu USD; Hải Phòng động thổ nhà máy tôn thép 45 triệu USD -
Cần Thơ thúc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm -
Cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp Thái Lan hợp tác, đầu tư tại Bình Định -
Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh
Tàu bay xếp hàng chờ đến lượt cất cánh là cảnh thường thấy tại sân bay Tân Sơn Nhất. |
Theo Quyết định số 1942/QĐ – BGTVT ngày 31/8/2018 của Bộ GTVT về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chi tiết Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, mục tiêu của việc điều chỉnh quy hoạch lần này là đảm bảo cho sân bay Tân Sơn Nhất đạt cấp sân bay: 4E và sân bay quân sự cấp I; sản lượng vận chuyển hành khách: 50 triệu hành khách/năm; sản lượng vận chuyển hàng hóa khoảng 0,8 - 1,0 triệu tấn hàng hóa/năm; loại máy bay khai thác là A320/321, B747, B777/787, A350 và tương đương; số vị trí đỗ là 106 vị trí; phương thức tiếp cận hạ cánh theo hệ thống tiếp cận chính xác có thiết bị.
So với quy hoạch năm 2015, quy hoạch điều chỉnh vẫn giữ cấp sân bay của Tân Sơn Nhất là cấp 4E (theo mã tiêu chuẩn của Tố chức hàng không dân dụng quốc tế - ICAO) và sân bay quân sự cấp I, là sân bay dùng chung dân dụng và quân sự như quy hoạch điều chỉnh được phê duyệt năm 2015.
Tuy nhiên, sản lượng vận chuyển hành khách được nâng lên 50 triệu hành khách/năm thay vì 25 triệu khách/ năm như quy hoạch trước đó. Cụ thể, số vị trí đỗ máy bay của Tân Sơn Nhất sẽ nâng từ 82 vị trí như quy hoạch trước đó lên 106 vị trí bằng cách bổ sung sân đỗ máy bay trước nhà ga hành khách T3 và sân đỗ phía Tây Nam.
Hệ thống đường băng vẫn giữ nguyên kích thước 2 đường như hiện tại. Nhưng khi có nhu cầu xây dụng đường lăn vòng đầu 07R (phía Tây) cho máy bay code C giúp máy bay hạ cánh trên đường CHC 25R/07L thoát ly vào sân đỗ mà không ảnh hưởng đến hoạt động cất hạ cánh của đường CHC 25L/07R sẽ tiến hành nghiên cứu phương án dịch chuyển đường băng 25L/07R về phía Đông (phía đầu 25L) khoảng 186m để xây dựng đường lăn vòng.
Với hệ thống đường lăn, quy hoạch điều chỉnh bổ sung 3 đường lăn song song gồm: một đường ở giữa 2 đường băng hiện nay, 1 đường ở phía Nam của đường CHC 25L/07R; 1 đường lăn ở phía Bắc của đường CHC 25R/07L. Bên cạnh đó bổ sung 5 đường lăn thoát nhanh, bổ sung các đường lăn nối từ đường băng vào đường lăn song song với sân đỗ máy bay khu vực phía Nam và phía Bắc sân bay. Ngoài việc cải tạo nâng công suất hai nhà ga hành khách T1 và T2 hiện nay lên 30 triệu khách/ năm, quy hoạch bổ sung nhà ga hành khách T3 ở phía Nam với công suất đáp ứng đến 20 triệu hành khách/năm đế nâng tổng công suất của toàn cảng hàng không quốc tế (CHK) Tân Sơn Nhất 50 triệu hành khách/năm.
Cùng với sử dụng hệ thống nhà ga hàng hóa hiện hữu, quy hoạch bổ sung thêm nhà ga hàng hóa, kho hàng hóa và khu xử lý logistics hàng không tại khu vực phía Bắc trên diện tích đất 20,21 ha, trong đó xây dựng nhà ga hàng hóa với công suất khoảng 370.000 tấn hàng hóa/năm, nâng tổng công suất toàn Cảng đạt khoảng 0,8- 1 triệu tấn hàng hóa/ năm.
Về giao thông, hệ thống đường trục ra vào CHK Tân Sơn Nhất sử dụng đường Trường Sơn hiện hữu; Quy hoạch tuyến đường trục nối từ đường Trần Quốc Hoàn đến đường Cộng Hòa (qua đường Phan Thúc Duyện, đường 18E, đường C2 và đường C12) với quy mô 4-6 làn xe; mở rộng đường Hoàng Hoa Thám và đường Thân Nhân Trung với quy mô 4 làn xe, mở rộng đường 18E với quy mô 4-6 làn xe; nghiên cứu quy hoạch bổ sung cầu vượt trên cao đoạn từ đường Phan Thúc Duyện (đoạn từ công viên Hoàng Văn Thụ) qua đường Trần Quốc Hoàn, Thăng Long đến khu vực sân bóng Chảo Lửa để kết nối giao thông từ khu vực trung tâm thành phố đến nhà ga hành khách T3.
Bên cạnh đó, nghiên cứu quy hoạch bổ sung tuyến đường trên cao từ cuối sảnh nhà ga quốc tế T2, qua nhà ga quốc nội T1 đi theo đường Thăng Long tới đường Phan Thúc Duyện, một nhánh xuống đường Phan Thúc Duyện, một nhánh xuống đường Nguyễn Văn Trỗi và một nhánh đi qua công viên Hoàng Văn Thụ xuống đường Hoàng Văn Thụ; nghiên cứu quy hoạch bổ sung nút giao khác mức giữa tuyến đường trục nối Trần Quổc Hoàn đến đường Cộng Hòa với đường Cộng Hòa, Trường Chinh. Theo quy hoạch, hệ thống thoát nước của Tân Sơn Nhất gồm thoát nước mặt bằng hệ thống mương hở và cống theo 3 hướng chính: hệ thống thoát nước phía Bắc đổ ra kênh Hy Vọng - Tham Lương; hệ thống thoát nước phía Đông Nam đổ ra kênh Nhật Bản; hệ thống thoát nước phía Nam đổ ra kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Quy hoạch bổ sung hồ chứa nước và trạm bơm cưỡng bức ở khu vực phía Bắc đổ ra kênh Hy Vọng. Quy hoạch bổ sung hệ thống hồ điều hòa kết hợp công viên ở khu vực phía Bắc. T
ổng diện tích đất của CHK Tân Sơn Nhất theo quy hoạch điều chỉnh 791,00 ha (không bao gồm diện tích đât quốc phòng trực tiếp quản lý), trong đó: diện tích đất CHK Tân Sơn Nhất hiện hữu là 545,10 ha, diện tích đất quốc phòng đã tạm bàn giao làm sân đỗ 19,79 ha, diện tích đất quốc phòng liên danh vói hàng không dân dụng 18,80 ha, diện tích đất quy hoạch bố sung phía Nam 35,66 ha, diện tích đất quy hoạch bổ sung phía Bắc 171,65 ha.
Trên cơ sở tình hình quản lý, sử dụng đất quốc phòng, mức độ thuận lợi trong công tác giải phóng mặt bằng, Bộ GTVT đề ra lộ trình đầu tư như sau:
Đối với các công trình khu vực phía Nam sẽ ưu tiên triển khai đầu tư ngay nhà ga hành khách T3, sân đỗ, đường giao thông và các công trình phụ trợ trên diện tích đất được Bộ Quốc phòng thống nhất bàn giao để giảm ùn tắc giao thông. Tiếp tục đầu tư mở rộng nhà ga hành khách, sân đỗ và các công trình phụ trợ theo quy hoạch trên cơ sở nhu cầu phát triển và tiến độ đất được bàn giao.
Đối với các công trình khu vực phía Bắc sẽ ưu tiên triển khai đầu tư ngay hồ chứa nước và trạm bơm cưỡng bức trên diện tích đất được Bộ Quốc phòng thống nhất bàn giao để chống ngập úng. Triển khai kêu gọi xã hội hóa đầu tư, các thủ tục bồi thường giải phóng mặt bằng theo quy định của pháp luật để đầu tư các công trình dịch vụ kỹ thuật hàng không theo quy hoạch.
Đối với các công trình khu bay sẽ ưu tiên triển khai đầu tư, nâng cấp các công trình đường cất hạ cánh, đường lăn song song, đường lăn nối và các công trình phụ trợ để nâng cao năng lực. Triển khai đầu tư đường lăn song song phía Bắc và các đường lăn nối vào đường lăn song song phía Bắc phù hợp với nhu cầu khai thác của các công trình dịch vụ kỹ thuật hàng không khu vực phía Bắc.
Đối với hệ thống đường trục ra vào Cảng sẽ triển khai đầu tư ngay sau khi điều chỉnh Quy hoạch chi tiết được duyệt, phù hợp với quy hoạch giao thông của Tp.HCM.
-
Cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp Thái Lan hợp tác, đầu tư tại Bình Định -
Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ -
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu