
-
Bình Định nghiên cứu khai thác cát nhiễm mặn tại Đầm Thị Nại để phục vụ san nền
-
Hà Nội quy định mới về lập, phê duyệt và bố trí kinh phí sửa chữa tài sản công
-
Kiến nghị Chính phủ trình Quốc hội duyệt chủ trương đầu tư Dự án vành đai 4 TP.HCM
-
Cần cơ chế đột phá, cởi mở hơn về thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học
-
TP.HCM tăng tốc gỡ vướng thủ tục thúc giải ngân vốn đầu tư công -
Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài gấp 3,1 lần so với cùng kỳ năm 2024
Ngày 9/5, TP.HCM tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch các khu công nghiệp Thành phố thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và giải pháp thu hút đầu tư năm 2025.
Theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1711/QĐ-TTg, TP.HCM sẽ phát triển thêm 14 khu công nghiệp (KCN) mới với tổng diện tích 3.833 ha, nâng tổng số khu chế xuất, khu công nghiệp trên địa bàn lên 36 khu với quy mô hơn 8.369 ha.
![]() |
Nhà đầu tư xem bản đồ quy hoạch các khu công nghiệp tại TP.HCM bên lề hội nghị. Ảnh: Văn Sỹ |
Về tiến độ đầu tư, ông Phạm Thanh Trực, Phó trưởng Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM (Hepza) cho biết, giai đoạn 2025 - 2027, Thành phố sẽ triển khai các KCN Phạm Văn Hai I và II; Vĩnh Lộc 3; Nhị Xuân.
Giai đoạn 2027 - 2030 sẽ phát triển KCN An Phú, Trung An, Lê Minh Xuân 4, Phạm Văn Hai III và Hiệp Phước giai đoạn 3.
Giai đoạn 2030 - 2033 sẽ đầu tư các KCN Tân Phú Trung 2, 3, 4 cùng KCN Bình Khánh 1 và 2.
“Đối với các khu công nghiệp mới, Thành phố định hướng xây dựng, phát triển thành các khu công nghiệp thông minh, hiện đại với các phân khu công nghiệp chuyên ngành phù hợp với định hướng của Thành phố. Mục tiêu là hình thành các cụm liên kết ngành bên trong khu công nghiệp và giữa các khu công nghiệp lân cận, tạo điều kiện thu hút hiệu quả các nhà đầu tư” ông Trực thông tin.
Bên cạnh việc phát triển các khu công nghiệp mới, Thành phố định hướng giữ lại toàn bộ quỹ đất công nghiệp hiện hữu chuyển đổi theo chiều sâu, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, tái cơ cấu các ngành công nghiệp theo hướng phát triển công nghệ cao, sáng tạo, kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.
Hiện nay, Hepza phối hợp các công ty phát triển hạ tầng khu chế xuất, khu công nghiệp nghiên cứu lập Đề án chuyển đổi thí điểm tại 5 khu chế xuất, khu công nghiệp hiện hữu gồm Khu chế xuất Tân Thuận, KCN Hiệp Phước, KCN Tân Bình, KCN Cát Lái, KCN Bình Chiểu với định hướng chuyển đổi sang mô hình khu công nghiệp công nghệ cao; khu công nghiệp sinh thái; khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ; trung tâm logistics.
Danh sách các khu công nghiệp TP.HCM sẽ đầu tư mới. |
Tại hội nghị, một số doanh nghiệp phát triển hạ tầng khu công nghiệp phản ánh, quá trình triển khai các khu công nghiệp mới và chuyển đổi khu cũ vẫn gặp một số khó khăn.
Ông Nguyễn Tấn Phong, Phó tổng giám đốc Khu chế xuất Tân Thuận cho biết thách thức lớn mà doanh nghiệp đang gặp phải hiện nay là hạ tầng giao thông chưa đồng bộ và diện tích hạn chế khiến việc tích hợp tiện ích như nhà ở công nhân hay trung tâm logistics gặp khó.
Trong khi đó, các nhà đầu tư tiềm năng muốn đầu tư vào các ngành công nghệ cao đặt ra yêu cầu cao về đảm bảo nguồn điện, nguồn nước, ổn định để đầu tư các trung tâm dữ liệu.
Liên quan đến đầu tư vào trung tâm dữ liệu, ông Phan Minh Toàn Thư, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc cho biết, doanh nghiệp hiện có đơn đặt hàng phát triển dự án trung tâm dữ liệu quy mô 20 ha, tổng vốn đầu tư từ 300 - 500 triệu USD nhưng phía đối tác yêu cầu phải đảm bảo nguồn điện 4.500 MW, khối lượng nước từ 15-20.000 m3/ngày.
Ông kiến nghị, Thành phố cần ưu tiên giải quyết vấn đề hạ tầng thiết yếu này. Riêng với Kinh Bắc, doanh nghiệp hiện đang quan tâm và mong muốn đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh.

-
Quy hoạch mới mở ra dư địa đầu tư lớn cho khu công nghiệp TP.HCM -
Cần cơ chế đột phá, cởi mở hơn về thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học -
Gấp rút hoàn tất thủ tục, cầu Tứ Liên sẽ khởi công đúng kế hoạch -
Dự án sân golf Huế bị chấm dứt, Thiên An còn 24 tháng để xử lý tài sản -
TP.HCM tăng tốc gỡ vướng thủ tục thúc giải ngân vốn đầu tư công -
Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài gấp 3,1 lần so với cùng kỳ năm 2024 -
Hải Dương: Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn dắt tăng trưởng
-
Hội nghị Đầu tư ESG Việt Nam 2025: Thúc đẩy phát triển bền vững giữa biến động toàn cầu
-
Nuôi vịt kiểu "resort" độc đáo: Thư giãn mỗi ngày, trứng sạch mỗi sáng
-
Panasonic bàn giao Trung tâm giải pháp HVAC cho Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
-
SeABank thông báo bổ sung nội dung hoạt động vào giấy phép hoạt động
-
SeABank được vinh danh “Ngân hàng tiên phong trong đổi mới quản trị vì sự phát triển bền vững”
-
Nên mua nhà trước hay sau khi sáp nhập tỉnh thành?