Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 31 tháng 10 năm 2024,
Cơ chế một cửa tại khu công nghiệp TP.HCM tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư
Lê Quân - 16/07/2024 16:06
 
Việc thực hiện cơ chế “một cửa, tại chỗ” tại các khu công nghiệp trên địa bàn TP.HCM đã giúp đơn giản hóa thủ tục hành chính, hỗ trợ doanh nghiệp nhanh chóng đầu tư mở rộng sản xuất.

Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM (Hepza) vừa có văn bản báo cáo Sở Kế hoạch và Đầu tư về kết quả đạt được sau một năm thực hiện Nghị quyết 98/2023/QH15 (Nghị quyết 98).

Theo Nghị quyết 98, Hepza được UBND TP.HCM phân cấp thực hiện thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 trong phạm vi Khu chế xuất (KCX), Khu công nghiệp (KCN); thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; cấp, cấp đổi, cấp lại, điều chỉnh, thu hồi giấy phép môi trường trong phạm vi KCX, KCN.

Việc thực hiện cơ chế một cửa giúp doanh nghiệp không phải nộp hồ sơ nhiều nơi 

Sau một năm thực hiện Nghị quyết 98, Hepza đã tiếp nhận 10 hồ sơ xin điều chỉnh quy hoạch chi tiết của dự án đầu tư, trong đó 4 hồ sơ đã được phê duyệt; một hồ sơ trả không giải quyết do Hội đồng thẩm định chấm không đạt; một hồ sơ đang chờ ý kiến thống nhất của Sở Quy hoạch – Kiến trúc; 4 hồ sơ chủ đầu tư đang chỉnh sửa sau khi có ý kiến thống nhất của Sở Quy hoạch – Kiến trúc.

Hepza đã giải quyết 30 hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường (thuộc thẩm quyền cấp tỉnh) và giải quyết 8 hồ sơ cấp giấy phép môi trường (thuộc thẩm quyền cấp huyện):  

Sau một năm thực hiện việc phân cấp, Hepza đánh giá việc thực hiện cơ chế “một cửa, tại chỗ” tại KCN đã góp phần cải cách và đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của doanh nghiệp nên được nhà đầu tư đánh giá cao.

Từ đó tạo môi trường đầu tư thuận lợi, hỗ trợ doanh nghiệp nhanh chóng đưa dự án vào hoạt động và đầu tư mở rộng sản xuất.

Hơn nữa, việc giải quyết thủ tục pháp lý về môi trường tập trung một đầu mối tại Hepza sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong công tác kiểm tra, giám sát doanh nghiệp trong KCX, KCN trong việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường.

Đối với KCN nằm trên địa bàn từ 2 quận, huyện trở lên (như KCN Vĩnh Lộc thuộc địa bàn huyện Bình Chánh, quận Bình Tân và huyện Hóc Môn), việc phân cấp cho Ban Quản lý phê duyệt, điều chỉnh nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 trong phạm vi KCX, KCN sẽ thuận lợi cho chủ đầu tư dự án trong thực hiện thủ tục hành chính vì chỉ cần nộp hồ sơ qua một đầu mối.

Dù được phân cấp nhưng Hepza cho biết vẫn còn những khó khăn, vướng mắc, như đối với thủ tục thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng 1/500 trong phạm vi KCX, KCN thời gian lấy ý kiến của Sở Quy hoạch - Kiến trúc là 15 ngày.

Tuy nhiên, đa số các hồ sơ chuyển đến Sở Quy hoạch - Kiến trúc để lấy ý kiến thì thời gian Sở này phúc đáp là từ 30 ngày đến 45 ngày, dẫn đến phải tạm dừng quy trình giải quyết hồ sơ trên hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Thành phố.

Mặt khác, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường vẫn còn nhiều nội dung vướng mắc trong quá trình triển khai và còn nhiều cách hiểu ở góc độ khác nhau, nên phải chờ văn bản trả lời hướng dẫn từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường để hướng dẫn doanh nghiệp.

Đối với các dự án thứ cấp nằm trong KCX, KCN, việc phải lấy ý kiến cộng đồng dân cư cũng làm tốn nhiều thời gian, kinh phí và ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp đầu tư vào Khu công nghệ cao TP.HCM không còn phải đi “nhiều cửa”
Doanh nghiệp đầu tư vào Khu công nghệ cao TP.HCM giờ đây chỉ cần nộp hồ sơ tại một cửa duy nhất tại Ban Quản lý Khu công nghệ cao, nên rút ngắn...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư