-
Trình Chính phủ Dự thảo Nghị quyết về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khôi phục sản xuất sau bão -
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới -
Xuất cấp lương thực, vật tư, hóa chất khử khuẩn cho địa phương khắc phục hậu quả cơn bão số 3 -
Thi công từ mờ sáng tới nửa đêm để sớm cấp điện trở lại tại Quảng Ninh -
Hỗ trợ khẩn cấp 150 tỷ đồng cho tỉnh Lào Cai khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 -
5 nhóm giải pháp để khắc phục hậu quả bão số 3, khôi phục sản xuất - kinh doanh
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đánh giá, quy hoạch vùng ĐBSCL là một việc làm mới và rất khó. Đây là lần đầu tiên chúng ta lập quy hoạch vùng, lần đầu tiên lập quy hoạch theo phương pháp tích hợp, đa ngành.. |
Việc xây dựng Quy hoạch vùng ĐBSCL giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã bước vào chặng đua nước rút. Sau cuộc tham vấn quy mô lớn được tổ chức ngày hôm qua (26/11), Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ sớm hoàn thiện Dự thảo Quy hoạch để báo cáo Chính phủ trong tháng 12 tới.
Nhìn lại quá trình soạn thảo Quy hoạch, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nói, đây là một việc làm mới và rất khó. Đây là lần đầu tiên chúng ta lập quy hoạch vùng, lần đầu tiên lập quy hoạch theo phương pháp tích hợp, đa ngành.
“Luật Quy hoạch là luật đầu tiên phải qua 3 kỳ họp Quốc hội mới được thông qua. Điều đó cho thấy mức độ khó, phức tạp của Luật”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.
Người đứng đầu ngành Kế hoạch và Đầu tư cũng nói rằng, khi Luật Quy hoạch được ban hành, rất nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả khi của Luật. Nhưng Quốc hội, Chính phủ quyết tâm, phải lập quy hoạch theo phương pháp tích hợp để lồng ghép tất cả các mục tiêu, nguồn lực để tối đa hóa lợi ích.
“Trước đây chúng ta lập quy hoạch theo kiểu ngành nào biết ngành đấy, không liên quan đến nhau nên triệt tiêu hết các động lực, cơ hội. Còn lần này, là lập quy hoạch theo phương pháp tích hợp, với cách tiếp cận từ trên xuống, đi từ chiến lược phát triển”, Bộ trưởng nói.
Vì là tích hợp, đa ngành, nên bản Quy hoạch ĐBSCL lần này có thể nói là rất đặc biệt, lần đầu tiên có. Không phải chỉ đặc biệt ở các quan điểm phát triển, như thích ứng, thuận thiên, mà còn ở việc đã phác thảo toàn bộ không gian phát triển của vùng, trên nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả việc phát triển đô thị tập trung, tạo các hành lang kinh tế không chỉ trong một tỉnh, mà là cả 13 tỉnh ĐBSCL…
Bí thư Thành ủy Cần Thơ Lê Quang Mạnh kỳ vọng, Quy hoạch vùng ĐBSCL sẽ giúp các địa phương trong vùng ĐBSCL có cơ hội để liên kết phát triển. |
Bí thư Thành ủy Cần Thơ Lê Quang Mạnh cũng rất vui mừng trước điều này. Ông nói rằng, xưa nay điểm yếu lớn nhất của ĐBSCL chính là liên kết trong phát triển. Nhưng nay, với Quy hoạch vùng ĐBSCL, thì tất cả các địa phương trong vùng sẽ có chung một không gian phát triển, chung một bộ giải pháp.
“Điều này sẽ giúp các địa phương trong vùng ĐBSCL có cơ hội để liên kết phát triển”, ông Mạnh nói và nhận xét rằng, bản quy hoạch lần này có rất nhiều quan điểm, cách tiếp cận mới, mang tính đột phá trước sự thay đổi nhanh chóng của các vấn đề như biến đổi khí hậu, nước biển dâng...
“Dù xây dựng quy hoạch chung cho cả vùng là khó nhưng đáng làm, hơn cả việc bàn về từng dự án hay những việc chúng ta phải làm từng năm. Khi có quy hoạch tốt, chúng ta cũng có cái để thuyết phục nhà đầu tư tốt hơn, từ đó tăng cường thu hút đầu tư, bao gồm cả đầu tư nước ngoài”, ông Lê Quang Mạnh nhấn mạnh.
Cũng theo ông Mạnh thì dù đang đứng trước những thách thức vì biến đổi khí hậu, nhưng ĐBSCL vẫn là “vùng đất thuận lợi để sinh sống và sản xuất”.
Chuyên gia độc lập về sinh thái ĐBSCL Nguyễn Hữu Thiện cũng có một ý kiến tương tự. Theo ông Thiện, ĐBSCL dù quy hoạch kiểu gì thì cũng cần nhớ, trước tiên đây là nơi sinh sống của người dân, sau đó mới là nơi sản xuất. Vì thế, nếu chỉ quy hoạch theo kiểu ĐBSCL là nơi sản xuất thì sẽ không ổn.
Trên thực tế, theo chia sẻ của Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, bản Quy hoạch ĐBSCL đã lấy con người làm trọng tâm, với nguyên tắc “bảo vệ người dân, cải thiện sinh kế, phát triển cân bằng và bảo vệ môi trường”.
Theo tính toán của đơn vị tư vấn, dự kiến, đến năm 2030, GRDP bình quân đầu người hàng năm (theo giá năm 2018) của vùng ĐBSCL có thể ở mức 4.100 USD và tổng GRDP của vùng khoảng 73 tỷ USD/năm. Thu nhập thực tế bình quân đầu người sẽ bằng hoặc cao hơn một chút so với mức trung bình của cả nước và sẽ bền vững hơn. Hiện, GDP bình quân đầu người của vùng vẫn thấp hơn 18% so với mức trung bình của cả nước.
Nhưng có ý nghĩa hơn của các con số này, theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, chính là chỉ số hạnh phúc, sự hài lòng của người dân.
“Khu vực này có thể không có những nhà máy lớn để có những đóng góp lớn, nhưng đổi lại, sẽ có một nền nông nghiệp bền vững, hài hòa. Người dân có thể có thu nhập không cao bằng các tỉnh, thành phố khác, nhưng phải có một xã hội hạnh phúc, có giao thông đi lại thuận lợi, có bệnh viện, trường học thuận lợi, có các dịch vụ công được đáp ứng, được đảm bảo việc làm, sinh kế”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.
Ông thậm chí đã nhấn mạnh rằng, mục tiêu cuối cùng chính là “nụ cười và niềm hạnh phúc của người dân”.
Đứng từ góc độ ấy, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khi phát biểu bế mạc Hội nghị Báo cáo và tham vấn Quy hoạch vùng ĐBSCL giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, đã nhấn mạnh việc các cấp, các ngành phải có nhận thức đúng về tầm quan trọng của quy hoạch. Có quy hoạch đúng sẽ chọn được con đường đi đúng để nhanh đến đích, để tăng tốc, phát triển.
“Cũng phải có sự đồng thuận cao, nếu không sẽ khó làm. Các địa phương phải đặt lợi ích của vùng lên trên chứ không phải lợi ích cục bộ của địa phương. Phải đặt mục tiêu sinh kế và hạnh phúc của người dân lên hàng đầu. Có thể về kinh tế chưa được như nhiều nơi khác nhưng điều quan trọng là mỗi người dân ĐBSCL có thể luôn nở nụ cười”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng một lần nữa nhấn mạnh như vậy.
-
Trình Chính phủ Dự thảo Nghị quyết về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khôi phục sản xuất sau bão -
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới -
Sau bão số 3, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương thiệt hại hơn 36.000 tỷ đồng -
Xuất cấp lương thực, vật tư, hóa chất khử khuẩn cho địa phương khắc phục hậu quả cơn bão số 3
-
Thủ tướng là Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế -
Thi công từ mờ sáng tới nửa đêm để sớm cấp điện trở lại tại Quảng Ninh -
Phác thảo bức tranh kinh tế năm 2025 -
Thủ tướng: 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn khắc phục hậu quả siêu bão số 3 -
Hỗ trợ khẩn cấp 150 tỷ đồng cho tỉnh Lào Cai khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 -
5 nhóm giải pháp để khắc phục hậu quả bão số 3, khôi phục sản xuất - kinh doanh -
Tỷ giá hết cản đường, chu kỳ nới lỏng bắt đầu, tăng trưởng kinh tế đứng trước cơ hội mới
- Doanh nghiệp tạo giá trị: Không chỉ tạo ra lợi nhuận mà còn dẫn dắt tương lai bền vững
- C.P. Việt Nam tiếp tục trồng rừng bền vững tại Đồng Nai năm 2024
- Intech Group chung tay hỗ trợ đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả lũ lụt
- UNICEF Việt Nam chung tay khắc phục thiệt hại bão lũ
- Nhựa Tiền Phong chung tay ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão số 3
- Central Retail Việt Nam khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam