
-
Quảng Ngãi thống nhất dừng triển khai dự án khu đô thị 3.800 tỷ đồng
-
Việt Nam và Nhật Bản gia tăng hợp tác về công nghệ cao, chuyển đổi xanh, bán dẫn
-
Hà Nội: 96% người dân đồng thuận phương án sắp xếp, đặt tên phường, xã mới
-
Hà Nam thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính
-
Bộ Tài chính yêu cầu các đơn vị trực đảm bảo an toàn trong dịp nghỉ lễ 30/4 -
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru
![]() |
Tháng 3.2019 TP.HCM dự kiến cần 70.000 lao động. |
Cụ thể, báo cáo do ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc Falmi đưa ra nêu rõ, trong năm 2019, nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp cũng tập trung ở các vị trí: Digital Marketing (tiếp thị số), chăm sóc khách hàng, dịch vụ logistics, bán lẻ hàng hóa, dịch vụ thời trang, hàng tiêu dùng…
"Năm 2019, TP.HCM cung ứng hơn 320.000 chỗ làm cho người lao động. Đáng chú ý, 80% vị trí việc làm yêu cầu người lao động phải qua đào tạo", ông Trần Anh Tuấn cho biết.
Đặc biệt, nhu cầu nhân lực ngành Công nghệ thông tin tiếp tục tăng mạnh trong năm 2019 với các vị trí an ninh mạng, lập trình, phát triển ứng dụng, thiết kế và điều hành web…
Mặt khác, hiện nay ngành thương mại điện tử đang bước vào thời kỳ phát triển mạnh mẽ, kéo theo đó nhu cầu nhân lực của các ngành liên quan đến thương mại điện tử cũng sẽ tăng cao.
Năm 2019, các doanh nghiệp có hoạt động thương mại điện tử cũng ngày càng nhiều và sẽ tạo nhiều cơ hội việc làm cho người lao động. Song song đó, với sự gia tăng của hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư, dịch vụ logistics tại TP Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung cũng khiến nhu cầu lao động đối với ngành logistics tăng mạnh, đặc biệt nhân lực chất lượng cao, sử dụng tiếng Anh và công nghệ thông tin tốt.
Riêng đối với thị trường lao động tháng 3/2019, Falmi cho biết, TP.HCM cần khoảng 30.000 nhân lực, nhu cầu tuyển dụng lao động lành nghề có xu hướng tăng trong các ngành Công nghệ thông tin, Điện – Điện tử, Chế biến thực phẩm, Xây dựng, Vận tải – Kho bãi – Xuất nhập khẩu, Kinh doanh – Bán hàng, Marketing, Chăm sóc khách hàng, Du lịch, Khách sạn,…
Nhu cầu lao động có trình độ đại học, cao đẳng chiếm tỷ lệ 30%, trung cấp và công nhân kỹ thuật lành nghề 30%, sơ cấp nghề 15%, lao động chưa qua đào tạo 25%.
Đặc biệt, lao động trở lại làm việc sau Tết nguyên đán đã chiếm 90%. Nét nổi bật của thị trường lao động sau Tết là các doanh nghiệp sẽ tập trung tuyển một số lượng lớn lao động để phát triển nhu cầu sản xuất, kinh doanh vào năm 2019, do đó việc thiếu hụt lao động bao gồm nhu cầu tuyển mới là cơ hội cho người lao động, nhất là sinh viên, học viên tốt nghiệp tìm được việc làm và người lao động có nhu cầu chuyển dịch tìm việc làm phù hợp.
Tỷ lệ dịch chuyển lao động khoảng 10%, tập trung trong các lĩnh vực ngành nghề kinh doanh, thương mại, dịch vụ, phục vụ và lao động phổ thông trong các doanh nghiệp dệt may, da giày, nhà hàng, khách sạn, bảo vệ chuyên nghiệp, vệ sinh công nghiệp,…

-
Hợp tác phát triển khu công nghiệp và thương mại giữa Việt Nam và Quảng Đông (Trung Quốc) -
Vĩnh Long kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước, đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất -
Bình Định: Không đổi tên xã Canh Vinh vì liên quan dự án trọng điểm Becamex VSIP -
Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Nhật Bản -
Xác định trụ cột mới của quan hệ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản -
Thủ tướng Phạm Minh Chính đón, hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru -
Kịch bản và động lực để đạt mức tăng trưởng 8%
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế