-
Biến động tỷ giá và lãi suất huy động, lãi suất cho vay khó giảm thêm -
NAPAS, Mastercard và Payoo tung ưu đãi khuấy động mùa khuyến mãi cuối năm -
NAPAS tổ chức thành công Hội nghị Tổ chức thành viên năm 2024 -
Ép khách mua bảo hiểm, ngân hàng có thể bị phạt tới 500 triệu đồng -
Nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu lên 10,5%: Các ngân hàng phải tăng vốn đệm -
Thông qua Luật sửa 9 luật: Cá nhân được mua TPDN riêng lẻ, phạt nặng công ty kiểm toán vi phạm
Cụ thể, dự nợ tín dụng của ngân hàng có mức tăng trưởng 6,8% so với 12/2021, thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh tăng trưởng 23%, đạt lợi nhuận quý I/2022 theo mục tiêu đặt ra với 173 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính đến 31/3/2022, tổng tài sản đạt gần 78.000 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ. Huy động vốn từ các tổ chức kinh tế và dân cư đạt hơn 57.000 tỷ đồng, dư nợ tín dụng đạt hơn 49.500 tỷ đồng, tăng lần lượt 28%, 18% so với quý I/2021.
Song song với việc đẩy mạnh kinh doanh, dịch chuyển sang bán lẻ mạnh mẽ, Ngân hàng Bản Việt vẫn tiếp tục bám sát định hướng tăng trưởng bền vững, đảm bảo việc giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh.
Ngay trong quý I/2022, hoạt động xử lý và thu hồi nợ được tích cực triển khai, tỷ lệ nợ xấu tiếp tục giảm còn gần 2,4%. Tiếp tục đẩy mạnh kênh số là kênh trọng yếu đối với dịch vụ tài chính nhỏ lẻ.
Ngân hàng Bản Việt tiếp tục triển khai các tiện ích mới trên kênh số, cụ thể các tính năng như vay thấu chi, vay cầm cố sổ tiết kiệm, nạp tiền chứng khoán... được áp dụng trên ngân hàng số Digimi, gia tăng thêm sự thuận tiện cho khách hàng bên cạnh những tính năng hiện có khá nổi bật trên thị trường của Digimi.
Nhờ đó, lượng khách hàng đăng ký mới tăng gần gấp đôi, số lượng giao dịch và giá trị giao dịch trên kênh số tăng lần lượt gấp 2,4 lần và 1,6 lần so với cùng kỳ 2021.
Chia sẻ tại ĐHĐCĐ thường niên đầu tháng 4/2022, ông Ngô Quang Trung, Tổng giám đốc nhấn mạnh sẽ tiếp tục đầu tư nguồn lực, công nghệ một cách hiệu quả để hoạt động chuyển đổi số có chỉ số sinh lời tốt và là ngân hàng mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
“Chúng tôi đặt trọng tâm trong các chương trình hành động giai đoạn 2021-2023 trở thành ngân hàng bán lẻ dễ tiếp cận từ sản phẩm, dịch vụ, tiện ích đến dễ tiếp cận về địa lý và nâng cao trải nghiệm khách hàng”, ông Ngô Quang Trung nói.
Song song với phát triển ngân hàng số, mạng lưới hoạt động của Bản Việt cũng được mở rộng nhanh chóng. Riêng trong quý I/2022 và tháng 4/2022, Bản Việt đã mở thêm 18 điểm giao dịch mới, nâng tổng số chi nhánh/phòng giao dịch lên 106 điểm trên toàn quốc.
Tại ĐHĐCĐ vừa qua, Ngân hàng cũng đã được thông qua kế hoạch kinh doanh 2022 với với các chỉ số dự kiến: Tổng tài sản tăng 27%, đạt 97.000 tỷ đồng; huy động vốn từ tổ chức kinh tế và dân cư hơn 71.000 tỷ đồng, tăng 28%.
Dư nợ cấp tín dụng đạt hơn 53.000 tỷ đồng, tăng 15% (tốc độ tăng trưởng tín dụng phụ thuộc vào sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước); lợi nhuận trước thuế đạt 450 tỷ đồng, tăng 44%.
Trong năm 2022, kế hoạch phát triển mạng lưới của ngân hàng tăng thêm 15 điểm giao dịch, nâng tổng số lên 131 đơn vị trên toàn hệ thống.
Hoạt động ngân hàng số cũng tiếp tục được đẩy mạnh với mục tiêu trở thành kênh trọng yếu thay thế kênh truyền thống đối với dịch vụ tài chính nhỏ lẻ.
Các sản phẩm, tiện ích tối ưu nhất sẽ được đưa đến khách hàng trong năm 2022 như vay tiêu dùng, đầu tư, bảo hiểm… trên ngân hàng số Digimi hay kios giao dịch tự động Digimi+…
Tại đại hội, các cổ đông cũng đã thông qua tờ trình triển khai phương án tăng vốn mà trước đó đã được thông qua bằng văn bản theo Nghị quyết số 03/2021/NQ-ĐHĐCĐ ngày 21/12/2021.
Số vốn điều lệ tăng là 1.618 tỷ đồng, nâng tổng số vốn điều lệ của ngân hàng lên hơn 5.298 tỷ đồng, nhằm gia tăng tiềm lực tài chính và phục vụ cho chiến lược phát triển trung và dài hạn của ngân hàng.
Tại đại hội, các cổ đông cũng đã thông qua tờ trình triển khai phương án tăng vốn mà trước đó đã được thông qua bằng văn bản theo Nghị quyết số 03/2021/NQ-ĐHĐCĐ ngày 21/12/2021.
Số vốn điều lệ tăng là 1.618 tỷ đồng, nâng tổng số vốn điều lệ của ngân hàng lên hơn 5.298 tỷ đồng, nhằm gia tăng tiềm lực tài chính và phục vụ cho chiến lược phát triển trung và dài hạn của ngân hàng.
Trên thị trường chứng khoán, đóng phiên ngày 21/4, giá cổ phiếu BVB của Ngân hàng Bản Việt đạt mức 16.200 đồng/cổ phiếu, giảm nhẹ so với đầu tháng 4/2022.
-
Lãnh đạo Techcombank: "Thấu hiểu sâu sắc để kiến tạo giải pháp toàn diện cho tiểu thương" -
Giá thu mua vàng nhẫn neo cao; Đề xuất sửa Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý kinh doanh vàng -
M&A khối bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ: Bức tranh đối lập -
Biến động tỷ giá và lãi suất huy động, lãi suất cho vay khó giảm thêm
-
NAPAS, Mastercard và Payoo tung ưu đãi khuấy động mùa khuyến mãi cuối năm -
Thanh khoản “căng”, ngân hàng nhỏ cắn răng vay vốn đắt -
NAPAS tổ chức thành công Hội nghị Tổ chức thành viên năm 2024 -
Chậm nhất tháng 6/2025 sửa Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng -
120 tỷ USD tiền mã hóa chuyển vào Việt Nam, đại biểu muốn luật hóa -
Ép khách mua bảo hiểm, ngân hàng có thể bị phạt tới 500 triệu đồng -
Nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu lên 10,5%: Các ngân hàng phải tăng vốn đệm
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 2/12 -
2 Tổng Bí thư Tô Lâm: Không để cơ quan nhà nước là "vùng trú ẩn an toàn" cho cán bộ yếu kém -
3 Tinh gọn bộ máy cần hành động quyết liệt theo tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng" -
4 Đề xuất đầu mối đầu tư Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 14D, tỉnh Quảng Nam -
5 Thanh khoản “căng”, ngân hàng nhỏ cắn răng vay vốn đắt
- Bà Rịa - Vũng Tàu tinh gọn để phát triển
- Giọng hát hay Hà Nội, sức hút của một biểu tượng âm nhạc Thủ đô
- FPT tăng tốc chinh phục thị trường AI Nhật Bản: Cơ hội lớn cho nhân tài công nghệ
- Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Hoàn Mỹ 2024 hướng đến xuất sắc lâm sàng tại Việt Nam
- Chailease Việt Nam vinh dự đạt giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á tại APEA 2024
- Olam Agri Việt Nam với sứ mệnh chuyển đổi lương thực, thức ăn chăn nuôi, chất xơ