
-
Giao quyền chủ động hoàn toàn cho doanh nghiệp nhà nước
-
Người dân không cần làm lại sổ đỏ sau khi sáp nhập địa phương
-
Phó chủ tịch tỉnh Đắk Lắk làm tổ trưởng tổ phối hợp liên tỉnh về sáp nhập Đắk Lắk - Phú Yên
-
Đà Nẵng thống nhất sắp xếp còn 19 đơn vị hành chính cấp xã
-
Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo thực hiện cải cách tiền lương -
Tổng Bí thư Tô Lâm: Người dân không phải lên tỉnh giải quyết thủ tục hành chính
![]() |
Top các nền kinh tế lớn nhất châu Á năm 2025. |
Trang Seasia Stats vừa cung cấp thống kê đồ họa 15 nền kinh tế lớn nhất châu Á dự kiến cho năm 2025. Thông tin được Seasia Stats đưa ra dựa trên số liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Theo số liệu này, nền kinh tế Việt Nam sẽ đạt quy mô 506 tỷ USD trong năm 2025, lọt top 15 nền kinh tế lớn nhất châu Á.
Bảng danh sách thể hiện, Trung Quốc là nền kinh tế lớn nhất châu Á. Với biên độ đáng kể, nền kinh tế Trung Quốc dự kiến sẽ đạt mức 19.500 tỷ USD, giữ vai trò then chốt trong thương mại toàn cầu và phát triển kinh tế trên thế giới.
Nhật Bản đứng thứ hai châu Á với nền kinh tế có giá trị 4.400 tỷ USD, Nhật Bản vẫn là một nhân tố chủ chốt trong công nghệ và sản xuất, duy trì vị thế là nền kinh tế lớn thứ hai ở châu Á.
Thứ ba là Ấn Độ, với quy mô nền kinh tế trị giá 4.300 tỷ USD. Đà tăng trưởng của nền kinh tế Ấn Độ được thúc đẩy bởi ngành công nghệ đang phát triển mạnh mẽ và thị trường tiêu dùng đang mở rộng nhanh chóng.
Nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á năm 2025 là Hàn Quốc, dự kiến đạt 1.900 tỷ USD. Đứng thứ 5 là Indonesia, dự kiến đạt 1.500 tỷ USD.
Ả Rập Xê Út (Saudi Arabia), đứng thứ 6, với nền kinh tế trị giá 1.100 tỷ USD. Seasia Stats nhận định, Ả Rập Xê Út tiếp tục tận dụng nguồn tài nguyên dầu mỏ của mình một cách thông minh trong khi vẫn nỗ lực đa dạng hóa sang các lĩnh vực khác nhằm tìm kiếm động lực tăng trưởng.
Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, với nền kinh tế 569 tỷ USD, vẫn là trung tâm thương mại và du lịch ở Trung Đông, theo sau là Singapore 562 tỷ USD, Thái Lan 545 tỷ USD, Philippines 508 tỷ USD,
Với 506 tỷ USD, nền kinh tế Việt Nam đang phát triển nhanh chóng nhờ sự bùng nổ sản xuất và đầu tư nước ngoài. Con số này tăng so với GDP 433 tỷ USD và vị trí 34 của năm 2023. Năm 2020, GDP của Việt Nam đạt 346 tỷ USD, đứng thứ 37 trên thế giới.
Dự kiến, nền kinh tế Việt Nam năm 2024 có thể tăng trưởng ở mức 7%, thuộc số ít các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực và trên thế giới.

-
Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo thực hiện cải cách tiền lương -
Tổng Bí thư Tô Lâm: Người dân không phải lên tỉnh giải quyết thủ tục hành chính -
Bộ Tài chính đang khẩn trương hoàn thiện khung pháp lý về tài sản mã hóa -
Tiếp tục đề xuất cho Hải Phòng được lập khu thương mại tự do -
Hà Nội đẩy nhanh vận hành tổ chức bộ máy mới của cơ quan thuế các cấp -
Hà Nội điều chỉnh đơn giá tạm thời tuyến metro Cát Linh - Hà Đông -
Những hình ảnh tại Hội nghị Thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G)
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu
-
SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I/2025
-
Co-opBank - 30 năm vững bước vươn xa
-
Highlands Coffee khánh thành nhà máy rang xay cà phê ở Cái Mép