
-
Chứng khoán Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội mới nửa cuối năm 2025
-
Số tài khoản chứng khoán cán mốc 10% dân số, gần 200.000 cá nhân mở mới trong tháng
-
HNX chính thức dừng tiếp nhận niêm yết cổ phiếu mới
-
Khối ngoại mạnh tay giải ngân tuần đầu tháng 7, VN-Index tiến gần mốc 1.390 điểm
-
Cổ phiếu ngân hàng giúp quỹ ngoại PYN Elite Fund lãi tốt trong tháng 6 -
Khối ngoại hào hứng gom hàng kỷ lục, chứng khoán nhẹ nỗi lo âu về thuế quan
Theo công bố thông tin, Quỹ đầu tư PANDO 1 INVESTMENT PTE.LTD đã mua thành công thêm 850.400 cổ phiếu APG, nâng sở hữu lên 11,74 triệu đơn vị, tương ứng 5,25% vốn điều lệ APG.
Ngày thực hiện giao dịch làm thay đổi tỷ lệ sở hữu và trở thành cổ đông lớn là 14/04/2025. Đóng cửa phiên giao dịch, APG tăng 3,34%, đạt 9.900 đồng/cp. Tính từ đầu năm, cổ phiếu APG đã tăng gần 50%.
Nhìn lịch sử giao dịch cổ phiếu này cho thấy, nhà đầu tư nước ngoài đã “túc tắc” mua vào cổ phiếu này từ đầu năm đến nay, đặc biệt những tuần cuối tháng 3, APG có những lệnh thỏa thuận khủng. Tiêng 2 phiên 24-25/03 có lệnh thoả thuận hơn 7 triệu cổ phiếu, phiên 27/03 khối ngoại mua khớp lệnh thêm hơn 1,6 triệu đơn vị. Tổng cộng chỉ riêng 3 phiên này, ngoại khối đang sở hữu hơn 8,67 triệu cổ phiếu.
Nhà đầu tư nước ngoài vẫn liên tục gom mua cổ phiếu APG bất chấp bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam tuần đầu tháng 4 biến động dữ dội trước cú sốc thuế quan 46%, khối ngoại bán ròng mạnh mẽ trên toàn thị trường.
Theo tài liệu ĐHCĐ thường niên 2025, APG kế hoạch doanh thu 100 tỷ đồng, giảm 14% nhưng con số kế hoạch lãi trước thuế 30 tỷ đồng, tích cực so với con số lỗ nặng gần 146 tỷ đồng trong năm 2024.
APG cũng có tờ trình hủy các phương án phát hành cổ phiếu đã được thông qua tại đại hội một năm trước, bao gồm chào bán gần 224 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu và chào bán 100 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư chuyên nghiệp với giá 12.000 đồng/cp.
Trong năm 2024, APG đang có những hành động quyết liệt trong việc tái cơ cấu danh mục đầu tư kém hiệu quả - nguyên nhân thua lỗ lớn trong năm; đóng cửa chi nhánh/PGD tại Hà Nội và di dời trụ sở vào TP. Hồ Chí Minh.
Song song đó, APG cũng cho thấy động tác tăng cường hợp tác với các đối tác nước ngoài, chẳng hạn việc APG muốn vay số tiền 16 triệu USD, tương đương 300 tỷ đồng, từ công ty/quỹ đầu tư nước ngoài để bổ sung vốn cho các hoạt động kinh doanh.

-
Cổ phiếu ngân hàng giúp quỹ ngoại PYN Elite Fund lãi tốt trong tháng 6 -
Khối ngoại hào hứng gom hàng kỷ lục, chứng khoán nhẹ nỗi lo âu về thuế quan -
Sắc xanh áp đảo, VN-Index vượt qua mốc 1.380 điểm -
Thị trường chứng khoán Việt Nam và triển vọng nâng hạng trong kỳ đánh giá tháng 9/2025 -
KITA Invest chi gần 800 tỷ đồng tất toán 3 lô trái phiếu trước hạn -
Chủ tịch Tập đoàn Xuân Thiện hiện diện ở một công ty chứng khoán -
Thị trường tài chính số sẽ có nhiều đột phá sau động thái hợp tác của loạt ông lớn
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower