
-
Sửa đổ, bổ sung một số quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập
-
Livzon Pharmaceutical Group muốn chi hơn 5.700 tỷ đồng sở hữu 64,8% vốn Imexpharm
-
Encapital bổ sung thêm cổ phiếu DSE đảm bảo cho lô trái phiếu 100 tỷ đồng
-
ACBS dự kiến phát hành 5.000 tỷ đồng trái phiếu không có đảm bảo -
Đầu tư và Xây lắp Trường Sơn nộp hồ sơ niêm yết trên sàn HoSE
“Nghị quyết 68 mở ra chân trời mới cho ngành cho thuê tài chính. Một cơ hội chưa từng có với các tổ chức cho vay không nhận tiền gửi ở Việt Nam” - ông Phạm Xuân Hòe, Tổng thư ký Hội Cho thuê tài chính Việt Nam khẳng định khi đọc mục 3.2 trong Nhóm nhiệm vụ, giải pháp tại Nghị quyết 68.
![]() |
Ông Phạm Xuân Hòe, Tổng thư ký Hội Cho thuê tài chính Việt Nam |
Đây là nhóm giải pháp đẩy mạnh và đa dạng hoá nguồn vốn cho kinh tế tư nhân, trong đó yêu cầu rà soát, sửa đổi bổ sung các quy định về hoạt động của các tổ chức cho vay không nhận tiền gửi để đa dạng hoá nguồn cung tín dụng cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Sửa đổi khung pháp lý về hoạt động của công ty cho thuê tài chính theo hướng mở rộng danh mục tài sản cho thuê, trong đó có tài sản phi truyền thống như phần mềm, quyền khai thác, tài sản trí tuệ, dữ liệu. Ban hành khung pháp lý thử nghiệm có kiểm soát về cho vay ngang hàng, về sàn giao dịch gọi vốn cộng đồng để kết nối trực tiếp doanh nghiệp nhỏ và vừa với cá nhân, tổ chức tài trợ vốn…
Trong nhóm này còn có các giải pháp liên quan đến chính sách tín dụng cho kinh tế tư nhân, tín dụng xanh cho kinh tế tư nhân, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; mô hình bảo lãnh tín dụng cả ở trung ương và địa phương; quỹ hỗ trợ doanh nghiệp nhà và vừa, quỹ đầu tư đối với khởi nghiệp sáng tạo…
Thưa ông, cơ hội của ngành cho thuê tài chính mà ông đề cập tới có thể nhìn nhận thế nào?
Ở góc độ của những người làm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, chúng tôi cho rằng, Nghị quyết 68 có cái nhìn toàn diện, chi tiết mở ra các kênh về tài chính, kênh cung ứng vốn cho kinh tế tư nhân, nhất là cho khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh..
Thực tế hoạt động cho thuê tài chính đã chứng minh, cứ mỗi lần rào cản thể chế được gỡ đi, là có sự phát triển ngay lập tức.
Tinh đến cuối quý I/2025, dư nợ cho thuê tài chính mới đạt gần 40,7 ngàn tỷ đồng. Con số này dù có tăng trưởng 8,4% so quý cùng kỳ năm 2024, nhưng không tăng so với cuối năm 2024.
Tuy nhiên, điểm sáng của hoạt động này là sự tăng trưởng đáng kể của các sản phẩm mới trong ngành. Như dư nợ cho thuê đối với ô tô các loại đạt trên 8.500 tỷ đồng tăng trưởng 26,44% so quý cùng kỳ, dư nợ cho thuê máy móc thiêt bị y tế tăng trưởng gần 50% so quý cùng kỳ.
Đặc biệt, dư nợ cho thuê tàu thuyền (trừ tàu biển) tăng tới 79,44%. Đây đối tượng vừa được mở ra từ ngày 1/7/2024 bởi sự cho phép của Thông tư 26/2024/TT-NHNN về hoạt động cho thuê tài chính của công ty tài chính tổng hợp, công ty cho thuê tài chính.
Dư nợ cho vay vốn lưu động đã có mức tăng trưởng vượt bậc trên 40% (so quý cùng kỳ từ 16,5 tỷ đồng quý 1/2024 lên 23 tỷ đồng quý I năm 2025). Đây là điểm mới nhờ quy định mở rộng hơn, cho vay vốn lưu động chứ không bó hẹp trong quy định chỉ cho vay vốn lưu động bổ sung đối với tài sản cho thuê tài chính...
Cơ chế mở ra đã tạo ra tốc độ tăng trưởng cho ngành, dù con số chưa lớn...
Hiện tại, trong Kế hoạch hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân, được Chính phủ ban hành kèm theo Nghị quyết 138-NQ/TW, Ngân hàng nhà nước đã được giao rà soát, sửa đổi Thông tư số 26/2024/TT-NHNN theo hướng mở rộng danh mục tài sản cho thuê như phần mềm, quyền khai thác, tài sản trí tuệ, dữ liệu... Có thể thấy dòng sản phẩm của ngành này đang được mở rộng ra?
Quan điểm của tôi, để thực hiện Nghị quyết 68 với tinh thần quy định gì không cần thiết, không phù hơp thì phải gỡ bỏ, cần có quan điểm mở, thông thoáng hơn trong quy định gia nhập thị trường của loại hình công ty cho thuê tài chính. Từ năm 2011 đến nay, ngành không có thêm doanh nghiệp nào mới được thành lập.
Chúng ta cũng cần mở rộng cửa cho các công ty cho thuế tài chính và cả công ty tài chính tổng hợp của các tập đoàn quốc tế lớn. Hiện tại, các tập đoàn này mới được cấp phép thành lập công ty tài chính tiêu dùng.
Nếu được cấp phép công ty tài chính tổng hợp, tôi tin là Samsung hay Toyota sẵn sàng cho thuê máy móc thiết bị ở Việt Nam, các doanh nghiệp trong nước có thể tận dụng nguồn lực của các tập đoàn lớn với chi phí thấp hơn, hiệu quả hơn... Các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc... đều khai thác dịch vụ cho thuê tài chính với các thiết bị văn phòng, dây chuyền máy móc... để dành vốn vay trung và dài hạn cho hoạt động kinh doanh.
Phải nói rõ, công ty cho thuê tài chính, cũng như các công ty tài chính tổng hợp, công ty tài chính tiêu dùng là các tổ chức cho vay không nhận tiền gửi từ dân cư. Họ chỉ huy động từ các tổ chức, nguồn vay từ ngân hàng, vay các tổ chức quốc tế, vay qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp...
Các tổ chức này được phát triển sẽ là kênh cung ứng vốn rất lớn cho nền kinh tế, đồng thời giảm bớt gánh nặng cho hệ thống ngân hàng.
Các tổ chức này hoạt động như những doanh nghiệp bình thường trong nền kinh tế, thành lập và rút lui sẽ không bị ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế như các tổ chức huy động vốn từ dân cư, như mô hình quỹ tín dụng nhân dân hay ngân hàng thương mại.
Ở nhiều nước, số lượng công ty tài chính thường lớn hơn nhiều số ngân hàng thương mại, thường gấp tới 10 lần. Nếu Việt Nam đạt được tỷ lệ này, có nghĩa là có thể thành lập tới 370-400 công ty cho thuê tài chính và công ty tài chính tổng hợp có cho thuê tài chính. Khi đó, quy mô của hoạt động về dư nợ cho thuê tài chính mới có thể đạt quy mô dư nợ 300 - 500 ngàn tỷ đồng trong vòng 5 năm tới. Điều này có nghĩa mỗi năm tăng thêm dư nợ bằng 60-70%/ năm trước.
Việc gia tăng số lượng công ty cho thuê tài chính chính là bổ sung và giảm bớt đi gánh nặng phải cung cấp vốn trung dài hạn đối với ngân hàng thương mại. Nhưng hiện tại, con số này mới là 10 doanh nghiệp, con số rất nhỏ so với nhu cầu của nền kinh tế.
Ngoài các chính sách rộng mở hơn với việc gia nhập thị trường, cũng cần phải thay đổi, bổ sung một số cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động các tổ chức không huy động tiền gửi từ dân cư này.
Cụ thể, ông đề xuất những nội dung nào cần thay đổi, bổ sung?
Đầu tiên là cần chấp nhận mức rủi ro cao hơn trong hoạt động của công ty công ty tài chính, có nghĩa tỷ lệ nợ xấu cao hơn có thể lên tới 5-6%.
Nguyên nhân là khẩu vị rủi ro của phân khúc thị trường mà các công ty cho thuê tài chính lựa chọn. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở phân khúc này thường rủi ro hơn so tiêu chuẩn rủi ro của ngân hàng thương mại, nhưng quản trị rủi ro thanh khoản của các công ty cho thuê tài chính rõ ràng minh bạch hơn, thường được kế hoạch hóa giữa bên nguồn vốn và bên sử dụng vốn (cấp tín dụng). Các doanh nghiệp cũng không được phép mở tài khoản thanh toán nên không hụt thanh khoản tức thì như ngân hàng thương mại, vì vậy, có thể hạ thấp tỷ lệ an toàn chi trả tiền đồng trong 30 ngày, từ 20% về 5% như trước đây đã từng quy định.
Tôi cũng cho rằng, cần điều chỉnh quy định về mức dư nợ cho thuê khách hàng và nhóm khách hàng có liên quan với 0,5% vốn tự có phải báo cáo theo Luật các Tổ chức tín dụng, vì quy định này không phù hợp với hoạt động của cho thuê tài chính, nên tạo thêm những thủ tục hành chính không cần thiết.
Vì, theo quy định, mức vốn tự để thành lập công ty cho thuê tài chính là 150-200 tỷ đồng, nghĩa là chỉ cần cho thuê 1 tỷ đồng đã phải làm báo cáo về dư nợ cho thuê khách hàng và người có liên quan, khó khăn cho cả khách hàng thuê và công ty.
Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã mở ra việc công ty cho thuê món nhỏ, với giá trị 100 triệu đồng không phải xây dựng phương án sản xuất kinh doanh. Đây là quy định rất tốt và hợp với cho vay tiêu dùng, nhưng chưa thực sự phù hợp với cho thuê tài chính. Ví dụ, việc cho thuê các máy photocopy, máy Fax, scan, máy PC văn phòng đã lên tới 300-500 triệu đồng đối với khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa.Vì vậy chúng tôi đề nghị cần điều chỉnh món nhỏ của công ty tài chính tối thiểu là 500 triệu đồng.
Về dài hạn, cũng như nhiều lần đã đề cập, chúng tôi đề nghị cần xây dựng Luật cho thuê tài chính, hoàn thành trong vòng 3-5 năm tới. Mục tiêu là mở rộng các loại tài sản thuộc đối tượng thuê tài chính; hình thức huy động vốn được phép của cho thuê tài chính; các vấn đề về quản trị công ty, quản trị rủi ro và chấp nhận rủi ro cao hơn trong hoạt động của loại hình cho thuê tài chính so với ngân hàng thương mại, các vấn đề về cấp phép, phá sản công ty cho thuê tài chính.
Ví dụ, một tài sản như hiện nay danh giới giữa bất động sản và động sản đó là nhà khung thép được tiền chế để làm nhà xưởng của doanh nghiệp nhỏ và vừa có cho công ty cho thuê tài chính cho thuê không? Vì nhà khung thép lắp đặt trên đất (gắn liền với đất) nên có quan niệm cho rằng đây là bất động sản; nhưng sự phát triển công nghệ thì nhà lắp ghép hoàn toàn tháo dỡ đi, lắp ghép chỗ khác thì cần xác định là động sản, có thể cho thuê tài chính được...
Còn nhiều nội dung nữa mà chúng tôi muốn kiến nghị. Hiệp hội Cho thuê tài chính sẵn sàng nhận nhiệm vụ là đầu mối tập hợp nguồn lực về trí tuệ từ các hội viên, các tổ chức quốc tế để cùng đóng góp xây dựng lên Luật cho thuê tài chính trong những năm tới. Chúng tôi cũng đang lấy ý kiến các hội viên góp ý phản biện trong việc xây dựng mới, chỉnh sửa, bổ sung hoàn thiện hành lang pháp lý nhằm kiến tạo môi trường kinh doanh thuận lợi đối với cộng đồng doanh nghiệp nói chung và các tổ chức cho vay không nhận tiền gửi nói riêng.

-
Sửa đổ, bổ sung một số quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập
-
Giao dịch thận trọng, VN-Index giằng co trong phiên 23/5
-
Livzon Pharmaceutical Group muốn chi hơn 5.700 tỷ đồng sở hữu 64,8% vốn Imexpharm
-
Encapital bổ sung thêm cổ phiếu DSE đảm bảo cho lô trái phiếu 100 tỷ đồng
-
Rộng cửa cho cho thuê tài chính cũng là mở kênh vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa -
Cổ phiếu nhà Vingroup “gánh” thị trường, VN-Index tăng gần 8 điểm -
ACBS dự kiến phát hành 5.000 tỷ đồng trái phiếu không có đảm bảo -
Đầu tư và Xây lắp Trường Sơn nộp hồ sơ niêm yết trên sàn HoSE -
Huy động thành công 780 tỷ đồng, F88 có thêm động lực bứt tốc trước khi lên sàn UPCoM -
Xử phạt Bảo hiểm Hàng không 260 triệu đồng -
Doanh nghiệp thành viên PiGroup chậm trả lãi lô trái phiếu 900 tỷ đồng
-
Đà Nẵng bắt tay BIDV phát triển tài chính xanh và công nghệ
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Năng lượng - Dầu khí
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Dược - Thiết bị y tế
-
Bùng nổ giao dịch: Newhome Việt Nam phân phối chiến lược Yên Bình Complex, chốt 240 căn trong ngày đầu tiên
-
Chương trình Đổi mới và Phát triển Sản phẩm: Hành trình kết nối khán giả trong kỷ nguyên số
-
Agribank mở rộng phạm vi cấp vốn và nâng quy mô triển khai chương trình tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản