Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 12 tháng 02 năm 2025,
Rộng cửa cho vốn ngoại tái cơ cấu ngân hàng
Thùy Liên - 16/12/2014 08:19
 
Tuy Ngân hàng Nhà nước (NHNN) “bật đèn xanh” cho nhà đầu tư ngoại mua cổ phần vượt trần tại ngân hàng yếu, nhưng không có nghĩa nhà đầu tư nào cũng có thể dễ dàng thâu tóm ngân hàng nội.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Loại người nhăm nhe ôm ngân hàng rót vốn sân sau
Tiền vẫn chảy vào ngân hàng yếu
Còn nguy cơ thao túng hoạt động ngân hàng
Nhìn lại 3 cuộc “đại phẫu” ngân hàng: Những nhà băng biến mất

Theo Thông tư số 38/2014/TT-NHNN của NHNN, hướng dẫn thi hành Nghị định số 01/2014/NĐ-CP của Chính phủ về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam, trong trường hợp đặc biệt, các nhà đầu tư nước ngoài có thể mua tỷ lệ cổ phần vượt trần cho phép (30%) đối với ngân hàng yếu kém.

Ngân hàng yếu đang trở thành món hàng hấp dẫn trong mắt không ít nhà đầu tư ngoại.

Tỷ lệ của từng trường hợp cụ thể sẽ được Thủ tướng quyết định, song điều này có nghĩa, nhà đầu tư nước ngoài có thể được mua cổ phần chi phối đối với ngân hàng yếu, thậm chí sở hữu 100% vốn ngân hàng yếu. Đây chính là điều các nhà đầu tư nước ngoài mong đợi từ lâu.

Một doanh nghiệp ngoại từng nói, sẽ là viển vông nếu nghĩ nhà đầu tư nước ngoài sẵn sàng mua lại những ngân hàng hoạt động trì trệ, yếu kém với tỷ lệ sở hữu từ 49% trở xuống.         

Như vậy, có thể hiểu rằng, họ sẽ chỉ mua trong trường hợp được nắm tỷ lệ sở hữu chi phối, đồng nghĩa với việc được nắm quyền kiểm soát, thay đổi toàn bộ quản trị, điều hành của ngân hàng.

Theo các chuyên gia kinh tế, dù hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có dấu hiệu bão hòa, song Thông tư 38/2014/TT-NHNN vẫn mở ra cơ hội rất lớn cho các nhà đầu tư ngoại tại Việt Nam.

Thứ nhất, NHNN đã định hướng 3 năm tới, thị trường chỉ còn 15 - 17 ngân hàng, tức thị trường sẽ rộng mở hơn, cạnh tranh sẽ bớt quyết liệt hơn.

Thứ hai, tuy thị trường ngân hàng hiện nay cạnh tranh rất khốc liệt, nhưng ngân hàng ngoại tại Việt Nam vẫn còn rất nhiều cửa làm ăn, bởi họ có nhiều dịch vụ mà ngân hàng nội chưa có hoặc rất yếu. Bên cạnh đó, ngân hàng ngoại có lượng khách hàng riêng rất hùng hậu mà ngân hàng nội khó chiếm lĩnh, đó là khối doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang lớn mạnh rất nhanh ở nước ta. Hầu hết các doanh nghiệp này đều lựa chọn giao dịch với ngân hàng nước ngoài.

Thứ ba, việc xin được giấy phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam không hề đơn giản. Chưa kể, nếu thành lập, các ngân hàng ngoại cũng không dễ mở rộng mạng lưới chi nhánh của mình. Trong khi đó, nếu mua lại ngân hàng yếu kém, cải tổ lại thành ngân hàng 100% vốn nước ngoài, thì ngân hàng ngoại dễ dàng có giấy phép, đồng thời có thể tận dụng ngay mạng lưới chi nhánh của ngân hàng đó.

Tất cả những yếu tố trên khiến ngân hàng yếu đang trở thành món hàng hấp dẫn trong mắt không ít nhà đầu tư ngoại. Tuy nhiên, không phải nhà đầu tư ngoại nào cũng có thể dễ dàng mua ngân hàng yếu kém.

Việc đưa ra những ràng buộc trách nhiệm trên với nhà đầu tư ngoại là rất cần thiết, nhằm loại bỏ được những nhà đầu tư không có năng lực, không có ý định gắn bó lâu dài với ngân hàng yếu và không có ý định tái cơ cấu thực sự ngân hàng yếu.

Để lọt vào “mắt xanh” của các ngân hàng nước ngoài, các ngân hàng trước hết phải minh bạch, các báo cáo phải được kiểm toán. Đồng thời, cổ đông lớn của các ngân hàng đó cũng phải chấp nhận trả giá. Sẽ khó có giá hời cho ngân hàng yếu, quản trị kém, nợ xấu cao, tài chính bết bát. Trong trường hợp nhà đầu tư ngoại mua cổ phần chi phối, nhưng không phải mua 100% vốn, sự thành công của thương vụ còn phụ thuộc vào khả năng hợp tác giữa hai bên, sự hiểu nhau và sự thống nhất quan điểm trong xây dựng và phát triển ngân hàng.

Rõ ràng, Thông tư 38/2014/TT-NHNN đã mở ra cơ hội rất lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài cũng như cơ hội xử lý ngân hàng yếu kém tại Việt Nam, nhưng để biến cơ hội thành hiện thực, các bên phải có quyết tâm rất lớn. Nhà đầu tư sẽ nản lỏng nếu các ngân hàng “xác sống” không được xử lý dứt điểm mà vẫn được cho phép tồn tại vật vờ, ảnh hưởng xấu tới cả hệ thống. Sự “chắc lép” của các ngân hàng yếu cũng làm thương vụ khó thành công. Trường hợp GPBank gần 2 năm chưa đàm phán xong thương vụ bán 100% vốn cho Ngân hàng UOB (Singapore) là một ví dụ điển hình.

Tiền vẫn chảy vào ngân hàng yếu Tiền vẫn chảy vào ngân hàng yếu

() Huy động vốn của các ngân hàng yếu vẫn tăng mạnh, ở mức khá so với mức trung bình của hệ thống.

Tái cơ cấu ngân hàng: Điểm sáng trong tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế Tái cơ cấu ngân hàng: Điểm sáng trong tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế

() “Việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thời gian qua được triển khai quyết liệt, đúng lộ trình và là điểm sáng trong tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế. Nhờ các biện pháp cơ cấu lại tổ chức tín dụng cùng với điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ, tăng cường quản lý thị trường tiền tệ, an toàn của hệ thống tín dụng được bảo đảm, nguy cơ gây đổ vỡ, mất an toàn hệ thống đã được đẩy lùi. Khả năng chi trả của tổng tín dụng được cải thiện, tài sản của nhà nước và tiền gửi của nhân dân được an toàn” - Đó là phát của đại biểu Huỳnh Văn Tiếp (TP.Cần Thơ) thảo luận tại hội trường ngày 1/11/2014 về việc thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế trong lĩnh vực đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng.

Kỳ vọng nới “room” để đẩy mạnh tái cơ cấu ngân hàng Kỳ vọng nới “room” để đẩy mạnh tái cơ cấu ngân hàng

() Không chỉ các nhà đầu tư nước ngoài, mà ngay cả các ngân hàng TMCP  trong nước cũng kỳ vọng sớm được nới thêm “room” so với mức quy định tối đa 30% hiện nay đối với việc thu hút vốn ngoại đầu tư vào ngân hàng nhằm đẩy mạnh tái cơ cấu.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư