-
Giá vàng thế giới "đu tàu lượn", xoá sạch thành quả 4 phiên tăng -
Fideco có gì hấp dẫn VietinBank Capital -
Cổ phiếu điện “bật sáng”, VN-Index tăng gần 7 điểm trong phiên 25/11 -
Ông Donald Trump đắc cử, thị trường chứng khoán Việt Nam kỳ vọng diễn biến tích cực trong dài hạn -
Quỹ ngoại dồn dập tăng mua REE, “nữ tướng” Nguyễn Thị Mai Thanh rời ghế Chủ tịch -
ACCA và PwC hợp tác vì sự phát triển bền vững ngành tài chính, kế toán Việt Nam
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBCKNN tại công văn số 3706/UBCK-PTTT ngày 15/6/2022 về phương án điều chỉnh thời gian hoàn tất thanh toán đối với các chứng khoán có chu kỳ thanh toán T+2,
Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) mới đây đã công bố dự thảo Quy chế thay thế Quy chế hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán với nội dung quan trọng về việc điều chỉnh thời gian hoàn tất thanh toán đối với các chứng khoán có chu kỳ thanh toán T+2.
Theo trình tự bù trừ và thanh toán, VSD sẽ hoàn tất thanh toán chứng khoán và ngân hàng thanh toán hoàn tất thanh toán tiền vào 11h30-12h00 ngày T+2, thay vì khoảng thời gian 15h30-16h00 như hiện tại . Các công ty chứng khoán (thành viên lưu ký) có trách nhiệm thực hiện phân bổ ngay tiền và chứng khoán cho khách hàng sau khi VSD hoàn tất thanh toán chứng khoán. Ngân hàng thanh toán hoàn tất thanh toán tiền (sau 12h00). Thành viên lưu ký thông báo VSD kết quả phân bổ tiền và chứng khoán cho nhà đầu tự chậm nhất 16h30 ngày T+2.
Với phương án điều chỉnh trên, nhà đầu tư sẽ có khả năng thực hiện giao dịch với chứng khoán mua về từ phiên giao dịch chiều ngày T+2. Dự thảo Quy chế thay thế Quy chế hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán đang được lấy ý kiến các thành viên lưu ký, ngân hàng thanh toán (BIDV), HNX, HoSE, VNX và Hiệp hội kinh doanh chứng khoán. Văn bản góp ý được yêu cầu gửi trước 5/7. Thời gian áp dụng quy chế mới dự kiến từ tháng 8/2022.
Trước đây, VSD đã điều chỉnh thời gian hoàn tất thanh toán đối với các chứng khoán từ T+3 xuống còn T+2. Tuy nhiên, thay đổi trên không có nhiều ý nghĩa đối với giao dịch mua chứng khoán. Bởi chứng khoán về tài khoản nhà đầu sau thời gian kết thúc giao dịch của ngày T+2.
Giao dịch T+2 từng được đề xuất nhiều lần nhưng ngay ở thời điểm một năm trước lãnh đạo Uỷ ban chứng khoán Nhà nước từng cho biết chưa thể thực hiện ngay. Hoạt động giao dịch trong ngày cũng được nhà đầu tư mong đợi nhưng chưa thể triển khai do phụ thuộc nền tảng hạ tầng công nghệ của hệ thống giao dịch.
Lợi dụng mong muốn trên của nhà đầu tư, đã xuất hiện một số hiện tượng thành lập các hội nhóm, group để hô hào, mời chào, lôi kéo nhà đầu tư giao dịch mua và bán cổ phiếu trong ngày (T+0). Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã chính thức gửi cảnh báo và khẳng định giao dịch T+0 vẫn chưa được áp dụng mà chỉ đang trong quá trình nghiên cứu.
Theo quy định pháp luật hiện hành, nhà đầu tư muốn giao dịch trên thị trường cổ phiếu đều phải thông qua công ty chứng khoán cung cấp dịch vụ mà nhà đầu tư mở tài khoản, và công ty chứng khoán đó phải là thành viên của Sở giao dịch chứng khoán. Do đó, các giao dịch phát sinh liên quan (tiền, cổ phiếu,…) đều phải thông qua pháp nhân là công ty chứng khoán.
-
Fideco có gì hấp dẫn VietinBank Capital -
Cổ phiếu điện “bật sáng”, VN-Index tăng gần 7 điểm trong phiên 25/11 -
Ông Donald Trump đắc cử, thị trường chứng khoán Việt Nam kỳ vọng diễn biến tích cực trong dài hạn -
Góc nhìn TTCK tuần cuối tháng 11: Thời điểm phù hợp để bắt đầu giải ngân, tích lũy cổ phiếu -
Quỹ ngoại dồn dập tăng mua REE, “nữ tướng” Nguyễn Thị Mai Thanh rời ghế Chủ tịch -
ACCA và PwC hợp tác vì sự phát triển bền vững ngành tài chính, kế toán Việt Nam -
Xử phạt Chứng khoán SmartInvest gần 1,4 tỷ đồng
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử