-
HoSE sắp đình chỉ giao dịch cổ phiếu ITA -
Kế toán trưởng của AAV Group từ nhiệm sau gần 3 tháng được bổ nhiệm -
Giao dịch ảm đạm, VN-Index tiếp tục giảm hơn 12 điểm trong phiên 16/9 -
Xây dựng Hoà Bình cam kết đưa cổ phiếu trở lại HoSE trong 2 năm -
Cổ phiếu SGR tăng gần gấp đôi trong vòng 1 tháng -
Mới đổi chủ, Chứng khoán HVS bị đình chỉ hoạt động
Cổ phiếu FPT giảm 1,34% và là một trong các yếu tố kéo VN-Index đi lùi. |
Sau tháng 8 tăng 2,59%, dù thị trường có phần trầm lắng hơn với khối lượng giao dịch giảm nhẹ, bước vào phiên giao dịch đầu tiên sau kỳ nghỉ lễ, nhà đầu tư trong nước đón nhận tin không mấy tích cực từ thị trường chứng khoán thế giới.
Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm mạnh trong phiên giao dịch ngày thứ Ba (3/9) khi cổ phiếu công nghệ tiếp tục bị bán tháo và một vài số liệu kinh tế ảm đạm làm dấy lên mối lo về sức khỏe của nền kinh tế. Tại thời điểm đóng cửa, chỉ số Dow Jones mất 626,15 điểm, tương đương giảm 1,51%, còn 40.936,93 điểm. Chỉ số S&P 500 trượt 2,12%, còn 5.528,93 điểm. Chỉ số Nasdaq trượt 3,26%, còn 17.136,3 điểm. Cổ phiếu Nvidia gây chú ý nhất khi giảm đến 9,5%. Các cái tên cùng ngành như Micron, KLA, AMD cũng đều giảm giá. Hiệu ứng lan toả, các thị trường châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc... cũng chìm trong sắc đỏ ngay khi mở cửa phiên.
Tại thị trường chứng khoán Việt Nam, tâm lý nhà đầu tư trở nên bi quan hơn. Sắc đỏ bao trùm lên đa số các nhóm ngành cổ phiếu trên thị trường. Sự hồi phục đôi lúc diễn ra nhưng áp lực bán vẫn quá mạnh nên sự hồi phục cũng chỉ diễn ra cầm chừng. Các chỉ số chứng khoán Việt Nam ở phiên hôm nay đều đóng cửa trong sắc đỏ.
FPT là cái tên được quan tâm nhất ở phiên hôm nay khi các cổ phiếu công nghệ tại thị trường chứng khoán Mỹ biến động tiêu cực. FPT có thời điểm giảm đến hơn 2,4% nhưng mã này nhận được lực đỡ ở phiên khớp lệnh định kỳ đóng cửa (ATC) nên chốt phiên còn mất 1,34%. FPT là cổ phiếu tác động tiêu cực lớn thứ 3 đến VN-Index khi lấy đi 0,64 điểm.
Trong khi đó, các cổ phiếu như VCB, VPB, GVR, TCB, PLX… đều đồng loạt giảm giá ở phiên hôm nay và gây áp lực mạnh đến thị trường chung. VCB giảm 0,76% và tác động tiêu cực nhất với VN-Index với số điểm lấy đi là 0,95.
VCB, VPB và FPT là ba cổ phiếu kéo lùi thị trường. |
Nhóm cổ phiếu thép có biến động tiêu cực nhất ở phiên hôm nay, trong đó, HSG giảm đến 2,4%, NKG giảm 2,06%, HPG giảm 0,98%. Cùng với đó, các cổ phiếu thuộc nhóm dệt may cũng giao dịch khá xấu khi TNG giảm 2,6%, MSH giảm 2,44%, STK giảm 2,1%... Tại nhóm xăng dầu - dầu khí, PLX bất ngờ giảm đến 3,3%, các mã như PVC, PVD, OIL, BSR… cũng đều ghi nhận mức giảm trên 2%.
Ở nhóm bất động sản, NTL giảm sâu 4,89%, HPX giảm 3,45%. Bên cạnh đó, các mã như HAR, KBC, TIG, KHG… đều chìm trong sắc đỏ. Dù vậy, nhóm cổ phiếu bất động sản có sự phân hóa tương đối mạnh khi PDR đảo chiều sau khoảng thời gian ngắn giảm giá. Chốt phiên, PDR tăng đến gần 4%. Bên cạnh đó, CEO cũng tăng 3%, NLG tăng 2,44%... Đáng chú ý, các cổ phiếu “họ” Vin tăng mạnh với VRE tăng 2,6%, VHM tăng 2,4%... VHM là cổ phiếu tác động tốt nhất đến VN-Index khi đóng góp 1,05 điểm. VRE cũng đóng góp 0,27 điểm cho chỉ số này.
Ngoài ra, các cổ phiếu trụ cột như GAS, CTG, VNM… cũng tăng giá tốt ở phiên hôm nay và phần nào kìm hãm đà giảm của thị trường chung.
Trong khi đó, nhóm cổ phiếu dược bất ngờ giao dịch tích cực khi cổ phiếu IMP của Dược phẩm Imexpharm tăng trần lên 93.900 đồng. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo đã nhận được tài liệu báo cáo phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu (cổ phiếu thưởng) theo báo cáo phát hành ngày 13/8/2024 của IMP.
Theo báo cáo trước đó của Dược phẩm Imexpharm, Hội đồng quản trị công ty đã thông qua việc triển khai phương án phát hành cổ phiếu thưởng theo tỷ lệ 100%, tương đương tỷ lệ thực hiện quyền 1:1 (1 cổ phiếu cũ được nhận 1 quyền và 1 quyền được nhận thêm 1 cổ phiếu mới). Công ty dự kiến phát hành hơn 77 triệu cổ phiếu và vốn điều lệ dự kiến sau phát hành là hơn 1.540 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 8,07 điểm (-0,63%) xuống 1.275,8 điểm. Toàn sàn có 117 mã tăng, 313 mã giảm và 49 mã đứng giá. HNX-Index giảm 1,42 điểm (-0,6%) xuống 236,14 điểm. Toàn sàn có 60 mã tăng, 106 mã giảm và 53 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 0,42 điểm (-0,45%) xuống 93,75 điểm.
Tổng khối lượng giao dịch riêng sàn HoSE đạt 648,4 triệu cổ phiếu (tăng 13% so với phiên cuối tuần trước), tương ứng giá trị giao dịch là 15.700 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận chiếm gần 2.000 tỷ đồng. Giá trị giao dịch trên HNX và UPCoM đạt lần lượt 1.030 tỷ đồng và 523 tỷ đồng.
Khối ngoại đẩy mạnh bán ròng với giá trị lên đến 770 tỷ đồng trên sàn HoSE. Động thái của khối ngoại cũng gây áp lực rất lớn lên tâm lý nhà đầu tư.
Động thái của khối ngoại cũng gây áp lực rất lớn lên tâm lý nhà đầu tư. |
DGC dù có phiên tăng tốt ở khoảng thời gian đầu nhưng do áp lực bán mạnh của khối ngoại nên cổ phiếu này không duy trì được sự hưng phấn. Tính tổng cả phiên, DGC bị khối ngoại bán ròng 142 tỷ đồng. HPG và VPB cũng đều bị bán ròng trên 100 tỷ đồng. Các mã như FPT, MSN, HSG… cũng đều bị khối ngoại bán ròng mạnh. Chiều ngược lại, PDR được mua ròng mạnh nhất với 50 tỷ đồng. VNM và CTG được mua ròng lần lượt 47 tỷ đồng và 38 tỷ đồng.
-
Kế toán trưởng của AAV Group từ nhiệm sau gần 3 tháng được bổ nhiệm -
Giao dịch ảm đạm, VN-Index tiếp tục giảm hơn 12 điểm trong phiên 16/9 -
Xây dựng Hoà Bình cam kết đưa cổ phiếu trở lại HoSE trong 2 năm -
Cổ phiếu SGR tăng gần gấp đôi trong vòng 1 tháng -
Mới đổi chủ, Chứng khoán HVS bị đình chỉ hoạt động -
Ái nữ nhà Thành Thành Công tiếp tục đăng ký bán cổ phần TTC Land -
Thị trường trái phiếu phát triển bất đối xứng, nhà đầu tư gánh rủi ro
- Hành trình thúc đẩy đa dạng, bình đẳng và hòa nhập (DEI) tại Suntory PepsiCo Việt Nam
- Cán bộ nhân viên Vietcombank ủng hộ một ngày lương hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
- Các quỹ phòng hộ lạc quan về Microsoft Corporation
- Doanh nghiệp tạo giá trị: Không chỉ tạo ra lợi nhuận mà còn dẫn dắt tương lai bền vững
- C.P. Việt Nam tiếp tục trồng rừng bền vững tại Đồng Nai năm 2024
- Intech Group chung tay hỗ trợ đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả lũ lụt