-
Quảng Ninh: 725 tỷ đồng giải ngân hỗ trợ 9.014 khách hàng vay khắc phục hậu quả sau bão số 3 -
PVcomBank ra mắt nền tảng số dành cho doanh nghiệp -
Ngân hàng NCB giải bài toán vốn trung hạn cho doanh nghiệp -
Sức khỏe USD giảm, vàng vẫn khó tăng -
Ngân hàng với những thế hệ nhân sự tương lai -
Vàng biến động mạnh đầu tuần
Theo ông Minh, hiện Sacombank đang xin cơ chế để mua lại khoản 32,5% vốn cổ phần mà VAMC đang quản lý. Sau khi tất toán trái phiếu đặc biệt VAMC, Ngân hàng sẽ đưa về để bán đấu giá.
Tuy nhiên, theo Chủ tịch Sacombank, giá đấu giá phải khoảng 33.000 - 34.000 đồng/cổ phiếu mới đủ để thu đủ vốn, lãi, lãi phạt, cao hơn so với giá cổ phiếu STB đang giao dịch trên thị trường (quanh 22.450 đồng/cổ phiếu) rất nhiều.
Đồng thời, Chủ tịch Sacombank cho biết, việc bán cổ phần cho đối tác nước ngoài phải được sự đồng ý của Chính phủ và đại diện của số cổ phần này là Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). Nhưng theo người đứng đầu Sacombank, số cổ phiếu chiếm 32% vốn tại VAMC chắc phải giải quyết trong năm 2022.
Tại ĐHCĐ thường niên 2021 của Sacombank, ông Nguyễn Tiến Đông, Chủ tịch VAMC cũng cho biết, trong tổng số khoản nợ Sacombank còn tồn đọng mà VAMC quản lý mới chỉ xử lý được một nửa.
Ông Dương Công Minh - Chủ tịch HĐQT Sacombank trả lời chất vấn của cổ đông tại ĐHCĐ thường niên 2021. Ảnh: T.H
Một nửa còn lại có xấp xỉ 10.000 là cổ phiếu của ông Trầm Bê cần xử lý thì hiện VAMC đã trình ban lãnh đạo, Chính phủ và NHNN. Dự kiến cuối năm nay hoặc đầu năm sau sẽ có trả lời chính thức về hướng xử lý khoản nợ xấu này.
Ông Dương Công Minh cho rằng, sau khi xử lý, ông chủ thực sự của số cổ phần trên sẽ xuất hiện, sẽ chăm lo cho Ngân hàng tương tự như ông đang chăm lo cho Sacombank hiện nay.
Còn theo Chủ tịch VAMC, sau khi số cổ phiếu STB của ông Trầm Bê được xử lý sẽ tốt cho Sacombank hơn so với hiện tại. Người mua sẽ đưa tiền tươi thóc thật vào để tái cơ cấu và chăm chút cho Sacombank và đẩy mạnh phát triển.
Năm 2021, Sacombank tiếp tục giữ lại lợi nhuận luỹ kế 6.496 tỷ đồng và không chia cổ tức, cho dù trước ĐHCĐ thường niên 2021 HĐQT Ngân hàng đã có tờ trình xin NHNN được chia cổ tức, song khó được chấp thuận.
Sacombank cho biết, sẽ tiếp tục thực hiện theo Đề án tái cơ cấu Sacombank sau sáp nhập đã được NHNN phê duyệt theo Quyết định số 34/QĐ-NHNN ngày 22/5/2017. Vì vậy, Ngân hàng phải tập trung mọi nguồn lực để xử lý nợ xấu, trích dự phòng.
Vì vậy, trước mong mỏi của cổ đông về cổ tức, Chủ tịch HĐQT Sacombank cho hay, lãnh đạo ngân hàng cũng rất muốn chia cổ tức vì giá cổ phiếu đang rất tốt, nhưng vẫn phải chờ NHNN và quá trình tái cơ cấu thành công.
Chủ tịch HĐQT Sacombank hứa cố gắng 5 năm tái cơ cấu thành công và hy vọng trong năm 2022, Ngân hàng trở về trạng thái bình thường sẽ được quyền xin NHNN chia cổ tức.
"Dự kiến đến năm 2022 hoặc đầu năm 2023 có thể chia cổ tức. Bản chất vấn đề là tái cơ cấu, khi tái cơ cấu thành công mới xử lý các vấn đề khác như chia cổ tức, bán cổ phần cho cổ đông chiến lược", ông Dương Công Minh giải thích.
-
Ngân hàng với những thế hệ nhân sự tương lai -
Vàng biến động mạnh đầu tuần -
HDBank triệu tập đại hội đồng cổ đông bất thường kiện toàn nhân sự cấp cao -
Tặng đến 1 triệu đồng khi nhận kiều hối qua thẻ Sacombank Visa -
Lỗ hổng trong thẩm định hồ sơ mở thẻ tín dụng -
KBank dẫn đầu với danh hiệu "Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Thái Lan" 15 năm liên tiếp -
PVcomBank khuyến nghị khách hàng sớm cập nhật giấy tờ và xác thực sinh trắc học
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử