-
Bà Trương Mỹ Lan và SCB tranh luận về 6.000 tỷ đồng cho nhóm Công ty Tuần Châu mượn -
Bị cáo Trần Duy Đông khai nhận không biết ai ở Xuyên Việt Oil -
Phúc thẩm vụ Vạn Thịnh Phát: cựu Cục trưởng Đỗ Thị Nhàn xin tòa khoan hồng -
Bà chủ Xuyên Việt Oil đồng ý sử dụng thêm tài sản để khắc phục hậu quả -
Hải quan cảnh báo các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép -
Nhận quà của Công ty Xuyên Việt Oil là sai lầm lớn nhất trong cuộc đời
Dự án Khu dân cư Lacasa. |
Bài 3: “Hà hơi” cho sai phạm tại các dự án bất động sản
Không chỉ đất công nghiệp để lãng phí, đất công để thất thoát, theo Thanh tra Chính phủ, cơ quan liên quan TP.HCM còn có nhiều sai phạm tại các dự án bất động sản.
Dự án Khu dân cư Lacasa: Ai giúp ai “đắc lợi”?
Dự án do Công ty Vạn Phát Hưng tự thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng của 15 hộ dân và đất sản xuất, kinh doanh của một doanh nghiệp. Ngày 1/11/2019, UBND TP.HCM có Quyết định 4883/QĐ-UBND chấp thuận giao đất để xây dựng khu nhà ở. Tới ngày 15/3/2016, UBND TP.HCM có Quyết định 1154/QĐ-UBND phê duyệt phương án giá đất theo thị trường, căn cứ trên Biên bản họp hội đồng thẩm định giá đất số 66/BB-HĐTĐGĐ của Hội đồng Thẩm định giá đất Thành phố và tờ trình của Sở Tài nguyên và Môi trường.
Tuy nhiên, qua kiểm tra, Thanh tra Chính phủ phát hiện, trước đó, ngày 25/12/2015, UBND quận 7 có Quyết định số 152/QĐ-UBND phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 dự án, trong đó điều chỉnh lại một số công năng ở nhiều lô đất và tăng hệ số sử dụng đất từ 5,53 lên thành 6,69. Cụ thể, khối thương mại dịch vụ đậu xe chỉ 6 tầng được điều chỉnh thành chức năng thương mại - dịch vụ - văn phòng có nhân viên lưu trú và nhà trẻ với 28 tầng; khu đất trường học 5 tầng được chuyển đổi thành khu đất bệnh viện và nâng lên tới 16 tầng.
Như vậy, Hội đồng Thẩm định giá đất TP.HCM và Sở Tài nguyên và Môi trường trình cùng UBND TP.HCM phê duyệt giá trị quyền sử dụng đất theo quy hoạch cũ có từ năm 2014, nên đã làm giảm giá trị quyền sử dụng đất của toàn bộ dự án.
Theo Thanh tra Chính phủ, UBND TP.HCM không thực hiện đánh giá năng lực về kinh nghiệm, kỹ thuật, tài chính của nhà đầu tư là vi phạm các quy định pháp luật liên quan. UBND quận 7 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch 1/500, nhưng các chỉ tiêu điều chỉnh không đúng với quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 do chính địa phương này phê duyệt, là vi phạm các quy định của Luật Quy hoạch đô thị…
Trước đó, tại buổi làm việc với Thủ tướng ngày 8/5/2020, Chủ tịch UBND TP.HCM, ông Nguyễn Thành Phong đề nghị Chính phủ cho phép xóa quy hoạch 3 khu công nghiệp trên bởi Dự án quy hoạch “treo” do vị trí địa lý không thuận lợi, không kêu gọi được chủ đầu tư hạ tầng. Quy hoạch các Dự án trên kéo dài nhiều năm làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và quyền lợi chính đáng của người dân.
Còn Sở Xây dựng cấp Giấy phép xây dựng 253/GPXD ngày 30/12/2016 xây dựng giai đoạn I của khối nhà 3A-3B, 4A-4B, 6A-6B và tầng hầm khối thương mại, dịch vụ, văn phòng có lưu trú, nhà trẻ của Dự án được phép xây dựng 2 tầng hầm là không đúng với quy hoạch được duyệt. Tại Quyết định 152/QĐ-UBND ngày 25/12/2015 của UBND quận 7, Dự án chỉ có 1 tầng hầm.
Ngoài ra, Vạn Phát Hưng khởi công Dự án khi chưa được chấp thuận đầu tư, chưa được cấp phép xây dựng, chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính. UBND TP.HCM và các sở, ngành chức năng chưa thực hiện việc kiểm tra, tính toán và truy thu tiền sử dụng đất do việc điều chỉnh quy hoạch 1/500, làm thay đổi công năng.
Đến thời điểm thanh tra, Dự án đã hoàn thành nhiều hạng mục và đưa vào sử dụng, như khối 1A-1B. Ngày 12/3/2017, An Gia Investment và Quỹ đầu tư Creed Group (Nhật Bản) họp báo cho biết, đã mua lại 7 block của Dự án với giá 3.500 tỷ đồng.
Cho phép làm cả dự án dân cư ngoài quy hoạch
Dự án Khu dân cư Tầm Nhìn (phường Tân Tạo A, quận Bình Tân) của Công ty TNHH Đầu tư Địa ốc Khang An có diện tích 59.236 m2, trong đó 54.804 m2 đất nông nghiệp, nhà đất do các hộ dân quản lý và sử dụng, 4.432 m2 là kênh mương do Nhà nước quản lý. Đến thời điểm thanh tra, dự án này đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng.
Song Thanh tra Chính phủ phát hiện, trước đó, UBND TP.HCM có Quyết định số 4311/QĐ-UBND cho phép Khang An được chuyển mục đích sử dụng toàn bộ 59.236 m2 đất để đầu tư xây dựng Khu dân cư khi Dự án không có trong kế hoạch sử dụng đất, chuyển đất nông nghiệp để xây dựng Khu dân cư.
Dự án này cũng không có tên trong danh mục các dự án có nhu cầu sử dụng đất trong Kế hoạch sử dụng đất 5 năm của TP.HCM giai đoạn 2001-2005 được Thủ tướng phê duyệt, vi phạm Luật Đất đai. Việc Thành phố cho phép dự án khu dân cư sử dụng đất “lâu dài”, nhưng khi được giao đất, chủ đầu tư không đăng ký nhu cầu sử dụng đất cũng phạm Luật Đất đai và Luật Đầu tư.
Chưa hết, Thanh tra Chính phủ còn phát hiện, UBND quận Bình Tân phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tại Quyết định số 859/QĐ-UBND ngày 22/1/2009 với chiều cao khu chung cư 25 tầng, vượt 10 tầng so với quy hoạch 1/200 do chính UBND quận này ban hành trước đó. Thanh tra Chính phủ đề nghị, UBND TP.HCM phải thực hiện việc rà soát để xử lý cá nhân, doanh nghiệp liên quan sai phạm; rà soát để tính tiền và thu tiền sử dụng đất theo thẩm quyền.
Tương tự, tại Dự án Khu nhà ở Phước Long B (quận 9), Thanh tra Chính phủ phát hiện UBND TP.HCM có các quyết định giao đất số 3852 (ngày 26/6/2011) với diện tích 2.180 m2 và số 1400 (ngày 2/4/2004) với diện tích hơn 6.300 m2 cho dự án khu nhà ở, nhưng không có trong Kế hoạch sử dụng đất của Thành phố giai đoạn 2001-2005 được Thủ tướng phê duyệt.
Tại Chứng thư thẩm định giá của Công ty cổ phần Tư vấn và Thẩm định giá Đông Nam được UBND TP.HCM phê duyệt là có tầng hầm, nhưng trong Quyết định số 7331 (ngày 31/12/2013) của UBND TP.HCM về việc duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết không có chỉ tiêu quy hoạch xây dựng tầng hầm làm tăng chi phí, giảm tiền sử dụng đất phải nộp cho Nhà nước.
Phải xử lý kinh tế hơn 2.000 tỷ đồng
Qua rà soát, với sai phạm về đất đai tại các khu công nghiệp, khu đô thị…, Thanh tra Chính phủ cho hay, tổng số tiền nhà và đất cần phải xử lý về kinh tế là hơn 2.054 tỷ đồng, trên 6 triệu USD và 464.000 m2 đất. Trong đó, cần thu hồi về ngân sách nhà nước hơn 17,629 tỷ đồng; UBND TP.HCM chủ trì xem xét xử lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất xử lý theo quy định pháp luật số tiền hơn 2.036 tỷ đồng, trên 6 triệu USD và 464 m2 đất.
Bên cạnh đó, đối với sai phạm ở khu công nghiệp, UBND TP.HCM có biện pháp xử lý đối với đơn vị, cá nhân, doanh nghiệp có vi phạm; truy thu tiền sử dụng đất; thu hồi các khoản thu không hợp pháp từ việc vi phạm pháp luật; yêu cầu chủ đầu tư sớm khắc phục vi phạm, đặc biệt vi phạm liên quan đến việc sử dụng đất không đúng mục đích, xây dựng công trình không đúng quy hoạch, không có giấy phép xây dựng; kiểm tra việc quản lý sử dụng 17 ha đất tái định cư không đảm bảo, gây thất thoát, thiệt hại tài sản nhà nước.
Với các khu đô thị (dự án doanh nghiệp tự bồi thường giải phóng mặt bằng), Thanh tra Chính phủ đề nghị UBND TP.HCM xử lý khắc phục hậu quả, thu hồi triệt để về kinh tế, thu hồi khoản thu không hợp pháp, xử lý nghiêm về trách nhiệm theo quy định liên quan đến quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng.
Đồng thời, kiến nghị UBND TP.HCM kiểm tra, rà soát việc xác định giá đất, việc thực hiện nghĩa vụ tài chính và nộp tiền sử dụng đất của chủ đầu tư, việc điều chỉnh quy hoạch không đúng quy định, khởi công công trình khi chưa được chấp thuận đầu tư, chưa có giấy phép xây dựng, chưa thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước tại từng dự án như Khu đô thị Lacasa do Công ty Vạn Phát Hưng làm chủ đầu tư.
Đối với các dự án có nguồn gốc đất công, UBND TP.HCM phải chỉ đạo thực hiện rà soát để xử lý đối với các địa chỉ nhà đất chuyển mục đích sử dụng có vi phạm về đất đai, quy hoạch, đầu tư xây dựng; phối hợp với các bộ, ngành liên quan xem xét xử lý đối với một số dự án tại 14-16-18, Nguyễn Huệ; 117-119-121, Nguyễn Huệ và 16 - Tôn Thất Thiệp.
Thanh tra Chính phủ cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo UBND TP HCM chỉ đạo và tổ chức kiểm điểm, xác định trách nhiệm và xử lý theo thẩm quyền đối với tập thể, cá nhân có liên quan các khuyết điểm, vi phạm. Trường hợp vượt thẩm quyền hoặc có dấu hiệu hình sự, cần báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định.
-
Đằng sau khoản lợi “khủng” từ những thương vụ mua bán dự án tai tiếng - Bài 5: Mua, “phá” để “lấy” vô cùng nguy hại -
Bà chủ Xuyên Việt Oil đồng ý sử dụng thêm tài sản để khắc phục hậu quả -
Hải quan cảnh báo các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép -
Nhận quà của Công ty Xuyên Việt Oil là sai lầm lớn nhất trong cuộc đời -
“Bà chủ” Công ty Xuyên Việt Oil khai gì về những hành vi sai phạm -
Xét xử vụ khai thác than lậu lớn nhất tỉnh Bắc Giang -
Truy tố Chủ tịch Công ty AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn trong vụ án thứ 5
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025