
-
VietinBank Securities lên kế hoạch tăng vốn hơn 29%, bầu thành viên HĐQT độc lập mới
-
Gelex tiếp tục muốn mua thêm 204,9 tỷ đồng trái phiếu trước hạn
-
Tác động tiêu cực của dịch Covid-19 đối với ngành bảo hiểm phi nhân thọ toàn cầu
-
Cú knock out phiên chiều đẩy VN-Index thủng ngưỡng 1.200 phiên chốt NAV
-
UBCKNN: Quyết tâm vận hành hệ thống giao dịch mới trước cuối năm -
TS. Cấn Văn Lực: Vĩ mô tốt, VN-Index có thể đạt 1.400 - 1.600 điểm cuối năm nay
Theo Bảng xếp hạng thị phần môi giới quý II vừa được 2 sở giao dịch chứng khoán công bố, tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE), tuy 6 vị trí đứng đầu không thay đổi, nhưng Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) đã bất ngờ tăng tốc khiến vị trí số một của công ty này vượt xa công ty đứng thứ hai là Công ty Chứng khoán TP.HCM (HSC). Thị phần của SSI đã tăng từ 13,96% hồi quý I lên 14,21% trong quý II, trong khi thị phần của HSC lại tụt từ 13,67 hồi quý I xuống chỉ còn là 11,95%.
![]() |
Một số công ty chứng khoán bất ngờ tung ra phương thức “cổ điển hóa” hoạt động môi giới như mở thêm địa điểm giao dịch |
Ngoài ra, quý II/2016 đã chứng kiến sự tăng tốc của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) khi công ty này quay lại tốp 10. Điều này đồng nghĩa với việc một gương mặt đã bị bật khỏi danh sách này và nạn nhân là Công ty Chứng khoán Sài Gòn Hà Nội (SHS). Tuy phải lùi bước tại trận địa mang tên HOSE, nhưng SHS lại giành được thắng lợi giòn giã tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX). SHS đã tăng tốc nhanh chóng với thị phần tăng từ 5,8% trong quý I lên lên 7,83% vào quý II.
Cục diện trên bản đồ thị phần môi giới đang ngày càng gia tăng sức nóng và cách thức thu hút nhà đầu tư cũng có những thay đổi thú vị trong giai đoạn gần đây. Theo đó, một số công ty chứng khoán bất ngờ tung ra phương thức “cổ điển hóa” hoạt động môi giới. Đơn cử là động thái gần đây của đại gia đến từ Hàn Quốc là Công ty Chứng khoán KIS Việt Nam. Trong quý II, KIS đã tung ra một con bài mới là việc mở thêm một địa điểm giao dịch ở Hà Nội là Phòng Giao dịch Láng Hạ, bên cạnh 2 cơ sở cũ là Chi nhánh Cầu Giấy và Phòng Giao dịch Bà Triệu.
KIS đang âm thầm thực thi một chiến lược khá táo bạo ở khu vực Hà Nội là đưa ra những hình thức khích lệ nhà đầu tư đến sàn trực tiếp. Đây là nước cờ có vẻ khá ngược đời vì trong mấy năm qua, cách thức thông thường được nhiều công ty chứng khoán áp dụng thành công là con bài giao dịch trực tuyến, nhằm giúp nhà đầu tư có thể mua bán qua mạng, không phải mất thời gian đến tận sàn.
Rõ ràng, trong cuộc bùng nổ công nghệ như hiện nay, có thể sẽ có nhiều cái nhìn hoài nghi về khả năng thành công trong nước cờ “cổ điển hóa” của KIS, nhưng những diễn biến gần đây cho thấy, người nắm công nghệ cũng chưa hoàn toàn đã có thể làm chủ cuộc chơi. Trong bảng xếp hạng quý II tại HNX, đại gia vốn được coi là có thế mạnh số một về ứng dụng công nghệ là Công ty Chứng khoán FPT đã biến mất khỏi tốp 10 cũng là một thông điệp đáng suy ngẫm.
Trong khi đó, lịch sử của KIS cho thấy, dù là công ty chứng khoán sinh sau đẻ muộn, thành lập năm 2010 và chỉ đứng thứ 70 về thị phần môi giới, nhưng đến nay, công ty này đã khá chắc chân trong tốp 10 trên cả HOSE và HNX. Ông Oh Kyung Hee, Tổng giám đốc KIS cho biết, mục tiêu của KIS không chỉ dừng ở vị trí này, mà sẽ vươn lên trở thành công ty chứng khoán hàng đầu.
Riêng về nước cờ kéo nhà đầu tư đến sàn, KIS đang tìm cách khai thác tối đa thế mạnh về chất lượng tư vấn. Công ty có đội ngũ chuyên gia tư vấn khá mạnh nhờ lợi thế từ Công ty mẹ - Công ty Đầu tư Chứng khoán KIS Hàn Quốc. Đây là công ty chứng khoán có thị phần môi giới lớn thứ 3 tại Hàn Quốc, với tổng tài sản quản lý trên toàn cầu là 32 tỷ USD, trong đó tài sản ở Việt Nam vào khoảng 1,1 tỷ USD.

-
Cổ phiếu chứng khoán dậy sóng, VN-Index lại thất bại trước ngưỡng 1.200 điểm -
Tăng trưởng "ấn tượng", Khải Hoàn Land ước tính lợi nhuận lũy kế 4 quý đạt gần 500 tỷ đồng -
Tác động tiêu cực của dịch Covid-19 đối với ngành bảo hiểm phi nhân thọ toàn cầu -
Gelex tiếp tục muốn mua thêm 204,9 tỷ đồng trái phiếu trước hạn -
Hà Nội: Thu ngân sách trên 10.000 tỷ đồng từ đấu giá, cho thuê đất -
Agriseco thu trái ngọt từ mảng dịch vụ chứng khoán -
Góc nhìn TTCK tuần 4-8/7: VN-Index có thể test lại đáy 1.160 điểm
-
Tạp chí Kinh tế và Tiêu dùng: Lạm phát giá - Đủ cách tồn tại trong bão giá
-
Tương lai không gian sống Việt Nam – hài hòa giữa quá khứ và tương lai
-
Công bố danh sách Top 10 Công ty Công nghệ Uy tín năm 2022
-
AWS cam kết tiếp tục hỗ trợ cộng đồng khởi nghiệp tại Việt Nam
-
Abaha - Startup công nghệ SAAS Business App huy động vốn thành công vòng Pre-Series A
-
Sabeco nhận ‘quả ngọt’ nhờ chiến lược 7 trụ cột