
-
Việt Nam phấn đấu có ít nhất 3 hợp tác xã lọt top 300 hợp tác xã đứng đầu thế giới
-
Vận hành hệ thống điện mặt trời mái nhà kết hợp BESS tại Điện Nghi Sơn 2
-
Hải quan tìm hiểu, tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp có hàng xuất khẩu, nhập khẩu với Mỹ
-
Vi phạm về pháp luật hải quan tăng 11%
-
Ô tô nhập khẩu giúp hải quan tăng thu ngân sách khoảng 3.380 tỷ đồng -
Sáng tỏ số phận Dự án Coca-Cola tại TP.HCM sau khi hết hạn thuê đất
![]() |
Công trường xây dựng giai đoạn 1 Nhà máy xi măng Sông Lam, Đô Lương, Nghệ An |
Trọng tâm kiểm tra và đánh giá tiến độ được đổ dồn về Dự án xây dựng Nhà máy Xi măng Sông Lam ( xã Bài Sơn, huyện Đô Lương) do CTCP Xi măng Sông Lam làm chủ đầu tư, có tổng công suất 7,2 triệu tấn và hiện đang thi công xây dựng giai đoạn 1, gồm 2 dây chuyền công suất 4 triệu tấn.
Nhà máy Xi măng Sông Lam 2 tiền thân là Dự án xi măng Đô Lương, được Vissai mua lại và khởi công xây dựng vào đầu tháng 2/2015. Dự án có tổng mức đầu tư 10.500 tỷ đồng.
Tập đoàn Vissai hiện cũng đang đầu tư song song Trạm nghiền xi măng và Cảng biển Quốc tế chuyên dụng tại xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc, Nghệ An.
Đoàn công tác của tỉnh Nghệ An cũng khảo sát và đánh giá thực tế hoạt động tại một Dự án xi măng khác do Vissai đầu tư, đó là Nhà máy Xi măng Sông Lam 2 (xã Hội Sơn, huyện Anh Sơn) được Vissai mua lại từ CTCP Xi măng Dầu khí 12/9.
Nhà máy Xi măng Sông Lam 2 được khởi động đầu tư từ tháng 3/2015 vả chính thức đưa vào vận hành trong tháng 8/2015, công suất 600.000 tấn xi măng/năm.
Sau hơn 2 tháng đưa vào sản xuất, Nhà máy hiện có tổng số 453 lao động, công suất 1.500 - 1.700 tấn clinker/ngày.
Theo nhận định của đồng chí Hồ Đức Phớc, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An, cùng với các dự án xi măng đã hoạt động như Xi măng Hoàng Mai, Sông Lam 2, trong một vài năm tới, với các dự án đã được cấp phép đầu tư và đang triển khai (gồm: Xi măng Sông Lam 4 triệu tấn, Xi măng Tân Thắng 2 triệu tấn), sẽ đưa Nghệ An trở thành một trong những địa phương có sản lượng xi măng lên tới 13 triệu tấn.
Ông Hoàng Mạnh Trường, Chủ tịch Tập đoàn Xi măng The Vissai cho biết, nhờ sự hỗ trợ cao nhất từ địa phương, tiến độ xây dựng Dự án xi măng Sông Lam gặp nhiều thuận lợi. Những vướng mắc nảy sinh trong quá trình xây dựng, giải phóng mặt bằng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng cũng được khắc phục nhanh. Đặc biệt là tuyến đường nối từ xã Hòa Sơn, huyện Đô Lương đến Đầu tuyến đường N5 Khu Kinh tế Đông Nam để vận chuyển clinker từ nhà máy Xi măng Sông Lam tại Đô Lương xuống Trạm nghiền xi măng và cảng Nghi Thiết đang được tỉnh khẩn trương đầu tư dự kiến hoàn thành vào tháng 6/2016 sẽ là động lực để quá trình xây dựng trên công trường Nhà máy xi măng Sông Lam được đẩy lên ở mức cao nhất.
Dự kiến, giai đoạn 1 sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2016.

-
Ô tô nhập khẩu giúp hải quan tăng thu ngân sách khoảng 3.380 tỷ đồng -
Sáng tỏ số phận Dự án Coca-Cola tại TP.HCM sau khi hết hạn thuê đất -
Sửa Luật Phá sản, tăng cơ hội phục hồi cho doanh nghiệp -
Điều chỉnh thuế, tăng nguồn lực cho doanh nghiệp nông nghiệp -
Tổng giám đốc Vinatex Cao Hữu Hiếu: Bình tĩnh ứng phó với thuế quan -
Doanh nghiệp thủy sản quan ngại về mức thuế đối ứng 46% của Mỹ -
Hiệp hội Điều Việt Nam: Hoãn thời gian cho hàng xuống tàu để bảo vệ lợi ích các bên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort