-
Triển vọng của vàng khi Fed giảm lãi suất USD -
Ủy ban Tư pháp: Phát hành trái phiếu, cổ phiếu doanh nghiệp còn nhiều bất cập -
Thiệt hại nặng nề do bão Yagi: Hơn 9.000 vụ tổn thất, ước chi trả 7.000 tỷ đồng bảo hiểm -
Tiếp nhận gần 700 vụ tổn thất, Bảo hiểm Bảo Việt ước bồi thường 950 tỷ đồng -
Kho bạc Nhà nước đã chào mua 350 triệu USD từ các ngân hàng -
Moody's nâng triển vọng của OCB lên “ổn định”
Nhà ở xã hội tại Khu đô thị Đặng Xá (Hà Nội) đã góp phần giải quyết nhà ở cho người thu nhập thấp tại Thủ đô. Ảnh: Đ.T |
Cho vay ưu đãi bị tắc vì chưa có vốn
Mới đây, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã có văn bản chỉ đạo ngành xây dựng tái cấu trúc thị trường bất động sản (BĐS), gắn với thực hiện Chiến lược Nhà ở quốc gia, trong đó, trọng tâm là đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội.
Chỉ đạo của Phó thủ tướng được đưa ra trong bối cảnh người mua nhà sốt ruột vì chính sách cho vay vốn mua nhà ở xã hội có hiệu lực hơn một năm, song vẫn chưa được triển khai.
Cụ thể, theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 về phát triển quản lý nhà ở xã hội, có hiệu lực từ cuối năm 2015, các bộ, ngành và Ngân hàng Chính sách xã hội có trách nhiệm nghiên cứu, bố trí và triển khai nguồn vốn để cho vay. Song đến nay, người dân vẫn chưa thể tiếp cận nguồn vốn này.
Ông Nguyễn Văn Lý, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội thừa nhận, đến nay, các cơ quan chức năng vẫn chưa bố trí được vốn, nên Ngân hàng chưa thể cho vay.
Xác nhận vấn đề trên, NHNN cho biết, cơ quan này đã chỉ định 4 ngân hàng thương mại cho vay và ban hành thông tư hướng dẫn cho vay vốn ưu đãi thực hiện chính sách nhà ở xã hội để các ngân hàng có cơ sở triển khai. Tuy nhiên, vấn đề chính là ngân sách chưa có vốn.
“Các ngân hàng được chỉ định đã sẵn sàng cho vay, nhưng việc cho vay đang gặp nhiều khó khăn do chưa bố trí được nguồn vốn ngân sách để thực hiện chính sách nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP. Theo ý kiến của các cơ quan chức năng, nguyên nhân chính trong việc chưa cân đối bố trí nguồn ngân sách là do ngân sách nhà nước đang gặp rất nhiều khó khăn, rất khó bố trí nguồn vốn để thực hiện chương trình. Không có danh mục kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn để thực hiện Nghị định số 100/2015/NĐ-CP”, đại diện NHNN cho biết.
Cũng theo thông tin của NHNN, Thủ tướng vẫn chỉ đạo quyết liệt triển khai chương trình này, vì vậy, việc cho vay của các ngân hàng thời gian tới sẽ được thực hiện khi bố trí được vốn ngân sách.
Cần huy động nhiều nguồn lực để hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội
Theo nhận xét của giới chuyên gia, trong 2 năm gần đây, thị trường BĐS phục hồi, song lại có dấu hiệu lệch pha, với phân khúc nhà ở trung - cao cấp chiếm tỷ lệ lớn và có dấu hiệu đầu cơ, cầu ảo. Trong khi đó, số lượng dự án nhà ở xã hội còn khiêm tốn do doanh nghiệp ngại đầu tư, một phần vì chưa có nhiều chính sách ưu đãi. Bộ Xây dựng cho rằng, nhà ở xã hội mới đáp ứng được gần 30% nhu cầu. Tuy nhiên, để doanh nghiệp dám đầu tư vào phân khúc này, cần có những chính sách khuyến khích cho cả doanh nghiệp lẫn người mua nhà, nhất là chính sách vay vốn.
Thực ra, hỗ trợ nhà ở xã hội nằm trong nhiệm vụ của chính sách tài khóa. Thời gian qua, để hỗ trợ doanh nghiệp và giúp phục hồi thị trường bất động sản, NHNN đã ban hành gói tín dụng ngắn hạn quy mô 30.000 tỷ đồng hỗ trợ nhà ở. Tuy nhiên, để phục vụ chương trình nhà ở xã hội tầm quốc gia, cần có sự vào cuộc của ngân sách, bố trí nguồn vốn trung, dài hạn.
Hiện tại, Văn phòng Chính phủ đã có thông báo giao Bộ Tài chính chủ trì nghiên cứu hình thành một số định chế tài chính như Quỹ Tiết kiệm, Quỹ Đầu tư bất động sản, Quỹ Tín thác BĐS,… để huy động các nguồn lực, tạo nguồn vốn trung, dài hạn cho thị trường BĐS, nhằm giảm dần sự phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng.
Trước đó, NHNN cũng cho phép các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn cho thị trường BĐS, song tỷ lệ cho vay đang bị thu hẹp dần.
Được biết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang phối hợp với các bộ, ngành bổ sung các chương trình hỗ trợ nhà ở xã hội vào danh mục được ưu tiên sử dụng vốn ngân sách đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020, để có nguồn vốn cho vay ưu đãi đối với các dự án phát triển nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở.
-
Tiếp nhận gần 700 vụ tổn thất, Bảo hiểm Bảo Việt ước bồi thường 950 tỷ đồng -
Bảo lãnh siêu tốc cho doanh nghiệp đấu thầu dự án mua sắm công giai đoạn cuối năm -
Kho bạc Nhà nước đã chào mua 350 triệu USD từ các ngân hàng -
Moody's nâng triển vọng của OCB lên “ổn định” -
Tiết kiệm xanh - đón xe sang Vinfast cùng Sacombank Pay -
Không thu hồi nợ bằng mọi cách, phải làm chỗ dựa cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng do bão -
Còn dư địa cho chính sách tiền tệ nới lỏng
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 13/9 -
2 Kỳ họp Quốc hội thứ 8: Bố trí làm nhân sự ngay chiều 21/10 -
3 Đề nghị trình Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
4 Điều kiện tiên quyết cho việc mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành -
5 Thị trường gọi xe công nghệ tại Việt Nam: Gojek rút lui, cuộc đua “tam hùng” thêm khốc liệt
- TKV: Các đơn vị đã cơ bản sản xuất trở lại sau bão số 3
- Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3
- Cần thúc đẩy nguồn tài chính xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam
- Nhiều giải pháp cần triển khai nhằm thúc đẩy dòng vốn xanh
- Alacarte Hạ Long: Chủ động khắc phục hậu quả bão Yagi
- Hội Dầu khí Việt Nam đồng hành cùng Petrovietnam vượt nhiều khó khăn, thách thức