-
Thiếu doanh nghiệp trong đối tượng hỗ trợ do thiên tai, dịch bệnh ngành nông nghiệp? -
Nguồn hàng vận chuyển tăng, Logistics Vicem (HTV) có lãi trở lại -
Các khu công nghiệp Bắc Giang tập trung tiêu thoát nước, bảo đảm hoạt động sản xuất -
Thép chống ăn mòn của Việt Nam bị đề nghị điều tra "kép" tại Hoa Kỳ -
VNPT triển khai gói hỗ trợ đặc biệt 50 tỷ đồng cho khách hàng, người dân vùng bão lũ -
Quảng Trị tổ chức hội nghị đối thoại doanh nghiệp năm 2024
Lo ngại thực hiện cách ly toàn xã hội từ 0 giờ 1/4, người dân đã đổ xô đi mua thực phẩm, hàng hóa thiết yếu về tích trữ (Chợ 8/3 lúc 15h20 ngày 31/3) |
Lo ngại khả năng một bộ phận người dân đổ xô đi mua sắm hàng hóa tích trữ cho những ngày "cách ly xã hội", Bộ Công thương cho hay, đã yêu cầu Sở Công thương các tỉnh, thành phố và các doanh nghiệp phân phối lớn thực hiện hàng loạt biện pháp bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho thị trường trong mọi tình huống.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công thương, đến nay tất cả các địa phương và nhiều doanh nghiệp phân phối trên cả nước đã có phương án cụ thể về việc bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho thị trường. Theo báo cáo của các địa phương và doanh nghiệp, nguồn cung các hàng hóa thiết yếu cho thị trường luôn bảo đảm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, các doanh nghiệp phân phối và nhiều tiểu thương tại các chợ vẫn liên tục kinh doanh để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân.
Ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường Trong nước (Bộ Công thương) khẳng định, cùng với triển khai 5 kịch bản cung ứng hàng hóa cho người dân các địa phương trên toàn quốc, Bộ Công thương sẽ phối hợp các địa phương bố trí các điểm bán hàng mới tạm thời, mở các điểm bán hàng lưu động, dã chiến để bảo đảm cung ứng nhu yếu phẩm cho người dân. Với sự chuẩn bị đầy đủ nguồn hàng thiết yếu, người dân không lo tích trữ hàng hóa.
Về việc vận chuyển hàng hóa, ngoài phương án cụ thể của từng địa phương, Bộ Công thương cũng có phương án trong trường hợp phong tỏa nhưng xe vận chuyển hàng hóa của các doanh nghiệp vẫn được hoạt động.
Các siêu thị tại Hà Nội tăng lượng hàng dự trữ gấp đôi, gấp ba lần và đảo bảo đủ hàng hóa cung cấp hằng ngày trong thời gian cách ly toàn xã hội 14 ngày.
Theo đó, các siêu thị lớn như Big C, Vinmart, Co.opmart Hà Đông đều khẳng định dự trữ đủ nguồn hàng phục vụ người dân và đẩy mạnh kênh bán hàng trực tuyến, ship tận nơi cho mọi nhà, cam kết không tăng giá các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, đường, trứng, sữa... .
Các doanh nghiệp sẽ đăng ký danh sách các xe vận tải cung ứng hàng hóa đến các cơ quan chức năng để cung cấp cho ngành giao thông, Công an hỗ trợ cho phép lưu thông đến các điểm bán hàng. Khi các địa bàn cần điều phối hàng hóa, các xe vận tải này sẽ đến các kho hàng gần nhất để lấy hàng cung ứng cho địa bàn cách ly.
"Trường hợp giới nghiêm chỉ còn xe của lực lượng vũ trang được hoạt động. Khi đó Bộ Công thương sẽ đề nghị các lực lượng Quân đội, Công an phối hợp điều phối xe vận chuyển các mặt hàng thiết yếu từ các kho dự trữ hàng hóa thiết yếu mà Bộ Công thương đã chuẩn bị để cung cấp cho các địa bàn", ông Đông thông tin.
Ngoài các điểm bán hàng hiện có của các doanh nghiệp phân phối và các điểm chợ truyền thống, chợ tạm, để bảo đảm cung ứng nhu yếu phẩm cho người dân trong mọi tình huống, Bộ Công thương đã có văn bản yêu cầu các địa phương có phương án bố trí các điểm bán hàng mới (tạm thời, lưu động, dã chiến…) trên địa bàn từng tỉnh để bảo đảm cung ứng nhu yếu phẩm cho người dân thường xuyên, liên tục, giảm mật độ người mua đến từng điểm bán (kể cả trong trường hợp các siêu thị bị phong tỏa vì lý do y tế…).
Theo đó, các điểm bán hàng này sẽ được bố trí gần các khu dân cư và thông thoáng nhằm hạn chế nguy cơ lây lan dịch bệnh, thuận tiện cho người dân mua hàng.
Sở Công thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các doanh nghiệp phân phối lớn hiện đã có phương án dự trữ và cung ứng hàng hóa nhu yếu phẩm kịp thời nhu cầu của nhân dân theo từng cấp độ của dịch bệnh, nhất là các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, nước uống, khẩu trang....
Căn cứ vào điều kiện cụ thể, nhu cầu thực tế và kinh nghiệm của địa phương để xác định số lượng, chủng loại hàng dự trữ, phương án dự trữ, phương án vận chuyển và phân phối hàng hóa khi có yêu cầu, theo 05 cấp độ cung ứng kịp thời cho các khu vực bị cách ly.
Theo dõi sát diễn biến tình hình dịch bệnh trên địa bàn, đôn đốc, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phân phối hàng nhu yếu phẩm được phép tiếp tục hoạt động; tổ chức các điểm bán hàng lưu động để phục vụ người dân trong các khu vực bị cách ly (nếu có).
Bộ Công thương khẳng định nguồn cung xăng dầu trong nước luôn đáp ứng đủ để phục vụ nhu cầu của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Bộ đã chỉ đạo các Sở Công thương, các doanh nghiệp trong hệ thống phân phối xăng dầu trên phạm vi cả nước có các phương án cần thiết để bảo đảm nguồn cung xăng dầu trong mọi tình huống; Phối hợp với chính quyền các địa phương chỉ đạo Sở Công thương, Cục Quản lý thị trường và các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý, các cửa hàng không bán hàng mà không có lý do chính đáng,...
Bộ Công thương khuyến cáo người dân không mua xăng dầu tích trữ, chỉ mua xăng dầu phục vụ nhu cầu tiêu dùng thường ngày.
Việc mua tích trữ xăng dầu sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn phòng cháy chữa cháy, đe dọa tính mạng, tài sản của chính người mua tích trữ và cộng đồng dân cư. Bên cạnh đó, việc tập trung đông người để mua xăng dầu có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm, lây lan dịch bệnh và không tuân thủ chỉ đạo của Chính phủ.
-
Thép chống ăn mòn của Việt Nam bị đề nghị điều tra "kép" tại Hoa Kỳ -
VNPT triển khai gói hỗ trợ đặc biệt 50 tỷ đồng cho khách hàng, người dân vùng bão lũ -
Doanh nghiệp "bắt tay" cùng xuất khẩu xi măng sang Nam Phi -
Lo ngại giá cước vận tải biển tiếp tục tăng cao -
Quảng Trị tổ chức hội nghị đối thoại doanh nghiệp năm 2024 -
Rà soát áp dụng biện pháp chống lẩn tránh phòng vệ thương mại với đường mía -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 11/9/2024
-
1 Kỳ họp Quốc hội thứ 8: Bố trí làm nhân sự ngay chiều 21/10 -
2 Đề nghị trình Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
3 Điều kiện tiên quyết cho việc mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành -
4 Thị trường gọi xe công nghệ tại Việt Nam: Gojek rút lui, cuộc đua “tam hùng” thêm khốc liệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 12/9
- Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3
- Cần thúc đẩy nguồn tài chính xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam
- Nhiều giải pháp cần triển khai nhằm thúc đẩy dòng vốn xanh
- Alacarte Hạ Long: Chủ động khắc phục hậu quả bão Yagi
- Hội Dầu khí Việt Nam đồng hành cùng Petrovietnam vượt nhiều khó khăn, thách thức
- Ba nhà thầu tham gia gói thầu xây lắp đường ống cấp nước tại tỉnh Hậu Giang