Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 18 tháng 12 năm 2024,
Sàn thương mại điện tử trang bị “vũ khí” mới cho doanh nghiệp
Tú Ân - 01/09/2022 13:57
 
Những ứng dụng công nghệ mới nhằm tăng khách hàng, tăng doanh số đang là “vũ khí mới” mà sàn thương mại điện tử cung cấp cho doanh nghiệp.

Tăng lượng bán hàng gấp 17 lần

Báo cáo mới nhất của Bộ Công thương cho thấy, năm 2022, doanh thu ngành thương mại điện tử ước đạt 13,7 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2020 và chiếm 6,5% tổng doanh thu bán lẻ cả nước.

Dự báo năm 2022-2025, thương mại điện tử Việt Nam tăng trung bình 25%/năm, đạt 35 tỷ USD vào năm 2025 và chiếm 10% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của cả nước.  

 Ông Lại Việt Anh, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho biết, tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử Việt Nam năm 2022 dự báo trong khoảng từ 17 - 20%, đưa doanh thu thương mại điện tử bán lẻ đạt trên 16 tỷ USD, dự kiến chiếm khoảng 7,5% doanh thu hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng cả nước.

Đây sẽ vẫn là miếng bánh màu mỡ cho các ông lớn thương mại điện tử khai thác và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

 Trong thị trường tiềm năng đó, cuộc cạnh tranh giữa các sàn thương mại điện tử cũng vô cùng khốc liệt. Các sàn đang đẩy mạnh đầu tư, đưa ra nhiều giải pháp mới để tăng tiếp cận và tương tác với người tiêu dùng, qua đó hỗ trợ, tăng lượng tiêu thụ hàng hóa cho nhà bán hàng trên sàn thương mại điện tử. Nhiều nhà bán hàng đã được hưởng lợi lớn từ cuộc đua này. 

Điển hình như Công ty TNHH Mama Sữa Non (Colos Multi) - công ty đầu tiên tại Việt Nam đưa sữa bò non nhập khẩu từ Mỹ về Việt Nam. Trước năm 2021, Colos Multi chủ yếu kinh doanh và phân phối sản phẩm thông qua nhà bán sỉ, mạng xã hội và KOLs. Từ năm 2021 trở đi, Colos Multi mới bắt đầu bán trực tiếp cho người tiêu dùng thông qua nền tảng thương mại điện tử.

Theo đó, Colos Multi xây dựng gian hàng trực tuyến trên LazMall để mang đến kênh thông tin đáng tin cậy về sản phẩm, đồng thời mở rộng tập khách hàng tiềm năng. Cùng với đó, Colos Multi đẩy mạnh quảng bá bằng các Dịch vụ tài trợ của sàn. Kết quả là, chỉ sau 6 tháng sử dụng các dịch vụ tài trợ, số lượng sản phẩm bán ra của Colos Multi tăng gấp 17 lần, đưa Colos Multi từ đơn vị chưa có tên tuổi trở thành thương hiệu Việt đầu tiên lọp top 5 trong ngành hàng sữa dành cho trẻ em trên Lazada.

doanh nghiệp bán hàng trên sàn TMĐT đang sử dung Dịch vụ tài trợ Lazada đang
Dịch vụ tài trợ Lazada đang được doanh nghiệp, nhà bán hàng ưa thích.

Trường hợp của ông lớn Nestle Việt Nam thì khác hơn.

Nestle đã có mặt rộng khắp các điểm bán truyền thống và có gian hàng trên Lazada từ 2019, nhưng chưa thật sự bùng nổ doanh số trên môi trường trực tuyến. Trong bối cảnh Covid-19, Nestle kỳ vọng doanh thu bùng nổ hơn trên kênh online. Nestle đã đẩy mạnh quảng bá và triển khai tất cả các dịch vụ tài trợ trên sàn. Kết quả là doanh thu trực tuyến của Nestle đã tăng trưởng vượt bậc, tổng sản phẩm bán ra lẫn lượng truy cập gian hàng trên sàn đó tăng vượt kỳ vọng.

Còn Cuckoo là thương hiệu nồi cơm điện Hàn Quốc bán tốt ở thị trường cửa hàng truyền thống. Khi đại dịch Covid-19 ập đến, Cuckoo gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh và bắt đầu tìm kiếm nguồn tăng trưởng doanh thu mới. Cũng giống như Colos Multi và Nestle, Cuckoo lựa chọn các giải pháp Dịch vụ tài trợ của sàn này. Kết quả là chỉ trong một thời gian ngắn, lượng truy cập gian hàng tăng gấp 80 lần và Cuckoo góp mặt trong top 10 thương hiệu nổi bật nhất ngành hàng điện tử trên sàn đó.

Hay như thương hiệu thời trang Midori vốn chỉ nhập hàng cho cửa hàng truyền thống. Dịch bệnh bùng phát khiến gần như 100% kênh bán trực tiếp đóng băng. Giữa tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, Midori quyết định chọn “lên sàn” vào tháng 4/2021. Chỉ sau ba tháng “lên sàn”, thương hiệu ghi nhận doanh số tăng đến 300%. Đến nay, Midori lọt top 50 nhà bán hàng của ngành hàng thời trang.

Điểm chung cho sự thành công của Colos Multi, Cuckoo, Midori và Nestle là đều cùng sử dụng công cụ Lazada Sponsored Solutions (Dịch vụ tài trợ Lazada) trên sàn thương mại điện tử Lazada. Đặc biệt là giải pháp này cho phép thương hiệu, nhà bán hàng tăng cường lượng truy cập vào sản phẩm và gian hàng, từ đó hỗ trợ và thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả trên TMĐT, tăng tỷ lệ chuyển đổi và bứt phá doanh thu.

Nhận diện “vũ khí” mới

Không dừng lại ở đó, mới đây Lazada vừa giới thiệu đến cộng đồng doanh nghiệp một sáng kiến mới về phát triển sản phẩm và dịch vụ tài trợ mang tên S.M.A.R.T. Giải pháp sử dụng các công nghệ mới nhất như Trí tuệ nhân tạo (AI), Điện toán đám mây (Cloud), dữ liệu lớn (Big Data)… cho phép thương hiệu và nhà bán hàng có thể tự động hóa các chiến dịch tiếp thị trên sàn TMĐT, từ đó đạt được sự thuận tiện và hiệu quả cao nhất trong quản lý chiến dịch.

Báo cáo mới nhất cho thấy, nhà bán hàng sử dụng các dịch vụ tài trợ Lazada ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu hơn 48% so với những doanh nghiệp không sử dụng. Tỷ suất lợi nhuận trung bình của tất cả các nhà bán hàng có sử dụng Dịch vụ tài trợ Lazada là 8-10 lần. Đồng thời, giải pháp cho phép nhà bán hàng nhắm đúng khách hàng mục tiêu, từ đó tối ưu tỷ lệ chuyển đổi và tăng trưởng mạnh doanh thu.

Theo nhận định của ông Đào Trung Thành, Chuyên gia Tư vấn chuyển đổi số, các sàn thương mại điện tử đang đẩy mạng ứng dụng công nghệ mới để nâng cao trải nghiệm mua sắm cho khách hàng, qua đó tăng tương tác, tăng doanh số bán hàng. Đặc biệt, công nghệ số đang làm thay đổi diện mạo ngành bán lẻ và hành vi khách hàng, đặc biệt với những khách hàng Gen Z.

“Công nghệ VR (Virtual Reality) và thực tế tăng cường AR (Augmented Reality) đang được đẩy mạnh nhằm cung cấp trải nghiệm sản phẩm cho người dùng dù không tiếp xúc trực tiếp. Ví dụ, khi mua sản phẩm trang điểm tại gian hàng Shiseido trên Lazada Singapore, khách hàng có thể thử các sản phẩm trang điểm thông qua công nghệ thực tế ảo VR. Trong khi đó, chatbot và trợ lý ảo sử dụng công nghệ AI được ứng dụng để phản hồi yêu cầu của khách hàng bất cứ lúc nào. Cùng với kết quả phân tích Big Data, AI đưa ra các phân tích dự đoán để gợi ý cho khách hàng những sản phẩm phù hợp nhất. Nếu tận dụng hiệu quả công nghệ số để tối ưu quá trình bán hàng và trải nghiệm mua hàng, các nhà bán lẻ sẽ có lợi thế cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường”, ông Thành chia sẻ.

Đại diện Lazada Việt Nam nhận định, 5 xu hướng trọng tâm của thương mại điện tử được dự đoán sẽ có tác động đáng kể đến hệ sinh thái thương mại điện tử trong năm 2022, bao gồm: Social Commerce; UGC - nội dung do người dùng sáng tạo; cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng; sự phát triển của phương thức thanh toán kỹ thuật số và tầm quan trọng của mua sắm đa kênh.

“Lazada sẽ tiếp tục ứng dụng công nghệ hiện đại, các thuật toán và trí tuệ nhân tạo AI để nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng”, vị đại diện này cho biết thêm.

Sàn thương mại điện tử thay đổi quan niệm "săn sale" của người dùng
Khái niệm về săn sale của người dùng sàn thương mại điện tử đã thay đổi. Ngày nay, khách hàng không chỉ săn sale vì giá rẻ, mà còn giải trí khi...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư