-
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng
Áp lực cạnh tranh lớn
Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) với 11 nước thành viên sẽ chính thức được ký kết tại Chi lê vào ngày 8/3 tới đây.
CPTPP sẽ mang đến tự do hóa thương mại, hàng hóa được lưu thông tự do trong khối 11 nước, giúp Việt Nam có nhiều cơ hội xuất khẩu. Nhưng đi cùng với đó, thị trường trong nước cũng sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt, đặc biệt là ngành nông nghiệp.
Ngành sản xuất và chế biến đang đứng trước áp lực cạnh tranh lớn. |
Thương vụ Việt Nam tại Chi lê cho biết, ngay sau khi thông tin về CPTPP sẽ được ký kết tại Chi lê, quốc gia này đã lập tức thống kê một loạt mặt hàng, trong đó có sản phẩm thịt lợn, trái cây và rượu vang, được hưởng lợi nhiều nhất từ việc xuất khẩu sang thị trường các nước tham gia Hiệp định, bao gồm cả Việt Nam.
Theo đó, CPTPP sẽ cho phép hơn 3.000 sản phẩm từ Chi lê với ưu đãi thuế mới thâm nhập vào các thị trường quan trọng của châu Á - Thái Bình Dương, giúp Chi lê tiếp tục cải tiến sản phẩm để đẩy mạnh xuất khẩu.
“Năm 2017, Chi lê xuất khẩu thịt lợn tới các nước tham gia ký kết CPTPP đạt 141 triệu USD, nhưng khi Hiệp định này có hiệu lực, các đơn hàng có thể tăng 10 - 15%”, Giám đốc điều hành Hiệp hội Các nhà sản xuất thịt heo (Asprocer), ông Juan Carlos Domínguez, kỳ vọng.
Theo Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh, khi CPTPP được ký kết và có hiệu lực, không phải tất cả các ngành hàng của nền kinh tế Việt Nam sẽ được hưởng lợi như nhau, trái lại, một số ngành sẽ phải đối mặt với cạnh tranh gia tăng, do lượng hàng nhập khẩu từ các thị trường CPTPP tràn vào nội địa.
Những năm gần đây, nhập khẩu thịt, sữa không ngừng tăng lên, đi kèm theo đó là những chuyến tìm kiếm nhà nhập khẩu tại Việt Nam của các nhà sản xuất đến từ Canada, Australia, Chi lê…
Ông Heinz Reimer, Phó chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi bò Canada cho hay, Canada xuất khẩu khoảng 350 tấn thịt bò mỗi năm sang Việt Nam dưới dạng thành phẩm, với mức thuế nhập khẩu khoảng 15%.
Khi CPTPP có hiệu lực, đường đi của các loại thịt Canada sang Việt Nam lại càng rộng mở hơn. Tham gia CPTPP sẽ giúp nông dân và các nhà chế biến thực phẩm Canada có thể thực hiện được mục tiêu đầy tham vọng, là đến năm 2025, sẽ tăng tổng giá trị xuất khẩu nông sản lên ít nhất 75 tỷ CAD (tương đương 60,7 tỷ USD) mỗi năm.
Áp lực tái cấu trúc sản xuất
Tái cấu trúc sản xuất để giảm chi phí đầu vào, nâng chất lượng, cạnh tranh về giá cả… với sản phẩm nhập khẩu ngay tại sân nhà, chắc chắn là hướng đi không thể khác của các doanh nghiệp chăn nuôi, chế biến thịt, sữa Việt Nam.
Điều này từng được Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đề cập rằng, tham gia các FTA, ngoài những cơ hội, Việt Nam phải chấp nhận đánh đổi, và không phải ngành hàng nào cũng chỉ toàn là lợi thế. Nhưng nếu nhìn tích cực, khó khăn sẽ là động lực để mỗi ngành, mỗi doanh nghiệp phải vận động, thay đổi để vươn lên.
Trong khi năng lực cạnh tranh của một số ngành còn rất yếu, việc mở cửa thị trường có thể phải “trả giá” khi đối mặt sự cạnh tranh khốc liệt từ bên ngoài. Đơn cử, với các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thịt, sữa, nếu không nhanh chóng thay đổi, sẽ không thể cạnh tranh với các sản phẩm từ Australia, New Zealand “đổ bộ” vào Việt Nam.
Chưa cần CPTPP được ký kết và có hiệu lực, chỉ cần nhìn vào số lượng và giá trị hàng nông sản nhập khẩu hàng năm, cũng đủ thấy sản xuất trong nước “mệt” với cạnh tranh tới đâu.
Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong năm 2017, người Việt đã chi gần 527 triệu USD để nhập khẩu các sản phẩm về thịt. Trong khi đó, giá trị xuất khẩu các sản phẩm nông sản của Việt Nam lại chưa cao. Năm qua, Việt Nam xuất khẩu gần 40.720 tấn thịt lợn (giá trị kim ngạch đạt 163,87 triệu USD), gần 22.600 tấn sữa tươi và các sản phẩm từ sữa (giá trị kim ngạch đạt 54,8 triệu USD).
Bên cạnh đó, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đều giảm mạnh cả về số lượng lẫn kim ngạch, ví dụ, thịt lợn sữa đông lạnh đạt gần 19.475,1 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt gần 78,38 triệu USD (tương ứng giảm 54% về lượng và 22,7% về giá trị kim ngạch so với năm 2016).
Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) nhận định, CPTPP sẽ giúp các doanh nghiệp ngành nông nghiệp của Việt Nam nhận thấy cần phải thay đổi, tái cấu trúc toàn bộ để có sản phẩm cạnh tranh.
-
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025