
-
Xuất khẩu thủy sản tăng chậm trong tháng 6, doanh nghiệp nỗ lực dịch chuyển thị trường
-
Giá xăng dầu đồng loạt giảm từ 930 - 1.210 đồng/lít,kg
-
Giải quyết vấn đề “được mùa mất giá” cho nông sản Việt mùa thu hoạch
-
Thỏa thuận Mỹ - Trung tác động tích cực tới thương mại
-
Nửa đầu năm, thu hơn 3 tỷ USD từ xuất khẩu rau quả -
Thực phẩm và đồ uống Việt lên kệ siêu thị Nga
Theo thông tin từ Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội, từ ngày 22/11 đến 26/11 sẽ diễn ra Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2023 (Vietnam local specialties fair 2023).
Sự kiện được tổ chức nhằm thực hiện các chương trình hợp tác của Thành ủy, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội với các tỉnh, thành phố trong cả nước đồng thời tăng cường hoạt động Xúc tiến Thương mại hỗ trợ quảng bá, giới thiệu tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm đặc sản, đặc trưng, tiêu biểu của các địa phương; các sản phẩm nông sản, thực phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu; hỗ trợ kết nối giữa doanh nghiệp phân phối trong và ngoài nước với các doanh nghiệp sản xuất, tạo chuỗi cung ứng; tiêu thụ sản phẩm bền vững lâu dài tại thị trường trong nước và xuất khẩu.
![]() |
Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam là cơ hội tốt để thực hiện hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.” |
Với quy mô khoảng 300 gian hàng, Hội chợ được thiết kế, trang trí, dàn dựng thể hiện hình ảnh các vùng miền, khu vực: Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Sông Hồng, Bắc Trung bộ, Nam Trung Bộ, Đông Nam bộ, Tây Nam bộ, Tây Nguyên...
Trong đó, các gian hàng được phân bổ thành các không gian: Không gian trưng bày đặc sản của các tỉnh, thành phố trong cả nước; Không gian trưng bày sản phẩm đặc sản, OCOP Hà Nội; Không gian trưng bày sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý; sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu để cung cấp cho các chuỗi phân phối tại nước ngoài; Không gian trưng bày sản phẩm đặc sản quốc tế của Đại sứ quán, tổ chức quốc tế một số nước tại Hà Nội.
Bên cạnh đó còn có không gian ẩm thực đặc sản 3 miền; không gian tiểu cảnh trang trí, sân khấu, cổng chào; không gian trình diễn sản phẩm; quảng bá du lịch, văn hóa...; Không gian giao dịch, kết nối giữa đơn vị sản xuất với hệ thống phân phối (siêu thị, trung tâm thương mại, chợ đầu mối, chuỗi cửa hàng thực phẩm, nhà hàng, khách sạn, sàn Thương mại Điện tử...).
Hội chợ là cơ hội tốt để thực hiện hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Tại đây, người tiêu dùng được nâng cao nhận thức, củng cố lòng tin về chất lượng, thương hiệu sản phẩm Việt.
Đồng thời, các doanh nghiệp, nhà sản xuất, nhà phân phối trong và ngoài nước có cơ hội tìm hiểu thị trường, thói quen mua sắm, năng lực sản xuất, khả năng cung ứng, lựa chọn các sản phẩm đạt tiêu chuẩn phát triển thị trường nội địa và đẩy mạnh thị trường xuất khẩu.

-
Nhập khẩu thép cán nóng khổ rộng tăng đột biến -
Giải quyết vấn đề “được mùa mất giá” cho nông sản Việt mùa thu hoạch -
Thỏa thuận Mỹ - Trung tác động tích cực tới thương mại -
Nửa đầu năm, thu hơn 3 tỷ USD từ xuất khẩu rau quả -
Thực phẩm và đồ uống Việt lên kệ siêu thị Nga -
Chùm ảnh: Bên trong trung tâm chế biến trái cây, rau củ lớn nhất miền Bắc -
“Ai làm chủ vùng nguyên liệu sẽ làm chủ được chuỗi giá trị nông sản”
-
Herbalife Việt Nam đạt giải thưởng “Top Công Nghiệp 4.0” lần thứ 3 liên tiếp với Ứng dụng Herbalife VNHUB
-
Kafi - Thương hiệu chứng khoán xây dựng niềm tin từ minh bạch và trách nhiệm
-
Highlands Coffee ra mắt mô hình Drive-Thru đầu tiên trong ngành đồ uống tại Việt Nam
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh