Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Sau 2 tuần nữa nước từ thượng nguồn sống Mekong mới về đến Việt Nam
Phạm Hương (Vnexpress) - 18/03/2016 09:02
 
Sau khi Trung Quốc tuyên bố tăng gấp đôi mức xả đập, Văn phòng Ủy ban sông Mekong Việt Nam tính toán lưu lượng về Đồng bằng Sông Cửu Long có thể đạt 27-54% trong 2-3 tuần nữa.
 Nhiều nông dân xuống giống vụ đông xuân nhưng chỉ thu hoạch được lúa lép. Ảnh: Cửu Long.
Nhiều nông dân xuống giống vụ đông xuân nhưng chỉ thu hoạch được lúa lép. Ảnh: Cửu Long.

Ông Trần Đức Cường, Chánh văn phòng Ủy ban sông Mekong Việt Nam cho biết thông tin trên tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Tài nguyên và Môi trường hôm 17/3.

Theo ông Cường, các hồ chứa đập thủy điện của Trung Quốc trữ lượng khoảng 23 tỷ mét khối, còn ở hạ lưu đạt 20 tỷ mét khối. Việc sử dụng lượng nước trên các hồ này để cứu nạn là khả thi nên Ủy ban đã khuyến cáo Bộ Ngoại giao đề xuất Trung Quốc xả nước cứu hạn.

Tuy nhiên, lượng nước trên chỉ đáp ứng phần nào khả năng cứu hạn ở hạ lưu, chứ không giải quyết được vấn đề xâm nhập mặn, bởi điều này còn phụ thuộc vào diễn biến của đỉnh triều. Ông khuyến cáo cần có giải pháp chống hạn xâm nhập mặn trong thời gian chờ đợi.

Giải đáp lo lắng về việc kiểm soát lượng nước từ hồ chứa của Trung Quốc xả xuống, đại diện Ủy ban sông Mekong khẳng định, trong hệ thống quan trắc của Ủy hội Mekong quốc tế có hai trạm đặt trên lãnh thổ Trung Quốc, một trạm sát với đập Cảnh Hồng nên có thể cung cấp số liệu về lưu lượng nước xả tới Đồng bằng sông Cửu Long.

Do tác động của El Nino, lượng mưa trong khu vực giảm mạnh khoảng 20-30% so với trung bình nhiều năm, đồng thời lượng nước sông Mekong về Việt Nam giảm 50%, dẫn đến tình trạng mặn lấn sâu vào đất liền đồng bằng sông Cửu Long. Kinh tế và đời sống dân sinh của 10/13 tỉnh thành phố như Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng... ảnh hưởng nghiêm trọng của xâm nhập mặn. Tổng diện tích lúa thiệt hại từ cuối năm 2015 đến nay là gần 160.000 ha; 155.000 hộ gia đình (575.000 người) bị thiếu nước; nhiều trường học, trạm xá, khách sạn, nhà máy sản xuất không có nước ngọt.

Trước tình hình này, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã có công hàm đề nghị Trung Quốc xả nước từ hồ chứa đập Cảnh Hồng (Vân Nam) với lưu lượng 2.300m3/s. Hôm 14/3, hồi đáp đề nghị của Việt Nam, Trung Quốc tuyên bố sẽ xả nước xuống hạ lưu sông Mekong.

 Vị trí đập Cảnh Hồng (khoanh đỏ). Đồ họa: Michael Buckley
Vị trí đập Cảnh Hồng (khoanh đỏ). Đồ họa: Michael Buckley

Trong khi người dân và các địa phương bị hạn trông ngóng từng ngày nước về thì các chuyên gia thuỷ lợi cho rằng không nên quá lạc quan bởi nước trước khi về Việt Nam sẽ bị chặn lại hầu hết ở Thái Lan, Lào, Campuchia - những quốc gia cũng đang bị hạn hán nặng nề. Đến 15/3, Trung Quốc thông báo nâng mức xả từ 1.100 m3/giây lên 2.190 m3/giây. Động thái này mang lại nhiều hy vọng hơn cho những vùng bị hạn ở cuối nguồn.

524 tỷ đồng hỗ trợ 34 tỉnh khắc phục hạn hán, xâm nhập mặn
Số tiền lấy từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2016 để khắc phục hậu quả hạn hán và xâm nhập mặn vụ Đông Xuân năm 2015 - 2016.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư