-
Tôn vinh nền văn hiến, bản sắc văn hóa vì hòa bình của Thủ đô Hà Nội -
Đề xuất tốc độ khai thác tối thiểu trên đường cao tốc không thấp hơn 60 km/h -
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025: Hướng tới quy mô GDP Việt Nam xếp hạng 31-33 thế giới -
TP.HCM mong muốn hợp tác với Diễn đàn kinh tế thế giới -
CPI quý III/2024 tăng 3,84% -
Bão Yagi để lại "vết hằn" trong GDP quý III/2024
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Việt Nam, ông Dương Quốc Anh trình bày tham luận - (Ảnh Quochoi.vn). |
Bên cạnh việc kiểm soát và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, nhất là lây nhiễm xuyên biên giới, ASEAN cần giảm thiểu rủi ro và tăng cường khả năng hồi phục kinh tế trong giai đoạn đại dịch.
Đó là thông điệp từ tham luận của đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam trong phiên làm việc nhóm tại Hội nghị Nhóm tư vấn AIPA (AIPA Caucus) lần thứ 11 do Quốc hội Philipines đăng cai tổ chức theo hình thức trực tuyến ngày 14/8/2020, theo tin từ Cổng thông tin điện tử Quốc hội.
Trình bày tham luận, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Việt Nam, ông Dương Quốc Anh nêu rõ, trong bối cảnh hiện nay, tăng cường hợp tác Nghị viện, thể hiện tinh thần đồng hành của các Nghị viện thành viên AIPA với Chính phủ các nước ASEAN nhằm kịp thời ứng phó và kiểm soát dịch bệnh, thúc đẩy phục hồi kinh tế mạnh mẽ trên tinh thần gắn kết và chủ động thích ứng là hết sức cần thiết.
Đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam đề xuất 6 khuyến nghị đối với các Nghị viện thành viên AIPA.
Một, các Nghị viện thành viên AIPA khẳng định quyết tâm nâng cao khả năng tự cường của ASEAN, ủng hộ việc triển khai các sáng kiến của ASEAN, nhằm chủ động ứng phó, phối hợp khu vực để kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, bảo đảm sức khỏe, tính mạng và ổn định cuộc sống của người dân, nhất là các đối tượng yếu thế trong xã hội, đồng thời đảm bảo sự ổn định kinh tế, tài chính vĩ mô và từng bước khôi phục hoạt động kinh tế trong trạng thái bình thường mới.
Hai, tiếp tục rà soát và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại, bảo đảm lưu thông hàng hóa và các chuỗi cung cứng trong khu vực không bị gián đoạn; xây dựng chính sách đầu tư thông thoáng, bền vững, có trách nhiệm trong khu vực; bảo đảm an ninh lương thực và chuỗi giá trị nông nghiệp; tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo; tiến tới xây dựng kinh tế tuần hoàn.
Ba, duy trì các biện pháp phòng ngừa, ứng phó với đại dịch Covid - 19, kịp thời ban hành những chính sách về giáo dục, thất nghiệp, cải thiện hệ thống y tế công trong đó có nâng cao khả năng tiếp cận vắc-xin và các nhu yếu phẩm, trợ giúp cho các đối tượng dễ bị tổn thương và gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Thực hiện các chính sách phù hợp nhằm giảm tác động kinh tế của đại dịch Covid -19 đến các ngành, nghề trong ASEAN, đặc biệt là du lịch, thông qua gói kích thích kinh tế và cơ hội việc làm.
Bốn, cam kết thúc đẩy việc phê chuẩn các hiệp định, thỏa thuận thương mại trong khu vực; ưu tiên tăng cường các nỗ lực để hoàn tất đàm phán và sớm ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Tăng cường năng lực, sự tham gia và đẩy mạnh giám sát nghị viện đối với việc thực hiện các cam kết về đầu tư và thương mại trong khuôn khổ khu vực và quốc tế, coi đây là công cụ chủ yếu để thúc đẩy liên kết kinh tế sâu rộng hơn trong Cộng đồng ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác khác.
Năm, thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng số, kết nối số, an toàn dữ liệu số, kiến thức và kỹ năng số gắn kết giữa các nước thành viên ASEAN. Tận dụng các cơ hội của Cách mạng công nghiệp lần thư tư nhằm khắc phục bất lợi từ việc đóng cửa nền kinh tế và giãn cách xã hội trong dịch bệnh Covid - 19.
Sáu, thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng kết nối khu vực, tăng cường kết nối giao thông; tăng cường hợp tác tiểu vùng Mê Kông và các tiểu vùng khác của khu vực ASEAN, đặc biệt là về bảo vệ môi trường, phát triển nông nghiệp thông minh và quản lý bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên xuyên biên giới nhằm bảo đảm an ninh lương thực, nguồn nước và năng lượng tại các tiểu vùng trong và sau đại dịch Covid -19.
Theo thông tin từ Văn phòng Quốc hội, trong Năm Chủ tịch AIPA 2020, trước tình hình đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trong khu vực và trên thế giới, để phát huy kết quả các hội nghị trực tuyến trong khuôn khổ ASEAN và AIPA trong thời gian qua, Quốc hội Việt Nam sẽ tổ chức Đại hội đồng AIPA 41 theo hình thức trực tuyến (từ ngày 8-10/9/2020 tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, Hà Nội). Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử Đại hội đồng AIPA được tổ chức bằng hình thức trực tuyến.
-
Chủ tịch sáng lập WEF trao đổi về kinh tế tri thức với giới trẻ TP.HCM -
Tôn vinh nền văn hiến, bản sắc văn hóa vì hòa bình của Thủ đô Hà Nội -
Đề xuất tốc độ khai thác tối thiểu trên đường cao tốc không thấp hơn 60 km/h -
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025: Hướng tới quy mô GDP Việt Nam xếp hạng 31-33 thế giới
-
TP.HCM mong muốn hợp tác với Diễn đàn kinh tế thế giới -
CPI quý III/2024 tăng 3,84% -
Bão Yagi để lại "vết hằn" trong GDP quý III/2024 -
Xử lý 722.409 trường hợp vi phạm nồng độ cồn khi lái xe -
Quảng Nam lập Tổ công tác gỡ khó cho các dự án liên quan kết luận thanh tra, kiểm tra -
Lãnh đạo Hải Phòng gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp FDI -
Cấp tốc sửa 7 luật, chấn chỉnh thị trường trái phiếu
-
1 Có thể phải điều chỉnh thời gian hoàn thành Dự án sân bay Long Thành -
2 Vụ án “chuyến bay giải cứu” giai đoạn 2: Những con số mặn đắng nước mắt -
3 Đánh thuế bất động sản thứ hai: Người đi thuê hoặc mua nhà ở thực sẽ chịu thiệt -
4 Xây dựng trung tâm tài chính quốc tế: Nhắm đích cuối năm 2025 -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 5/10
- Vietnam Airlines khai trương đường bay thẳng đến TP. Munich
- Giải thưởng APEA 2024 tôn vinh doanh nghiệp và doanh nhân xuất sắc tại Việt Nam
- Ký kết Hợp đồng mua bán điện Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4
- Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) được vinh danh tại giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024
- Dai-ichi Life Việt Nam 4 năm liên tiếp đạt hai giải thưởng lớn tại Asia Pacific Enterprise Awards 2024
- Phát triển công trình xanh từ chính sách đến hành động và vai trò của doanh nghiệp tiên phong