
-
Thực phẩm Sao Ta ghi nhận doanh số nửa đầu năm 2025 đạt 135,6 triệu USD
-
Nhựa Pha Lê sắp chào bán riêng lẻ 20 triệu cổ phiếu với giá cao hơn thị trường
-
Vinaship lên kế hoạch thanh lý tàu Vinaship Sea đóng năm 1998
-
Sông Đà 11 huy động vốn lớn mở rộng mảng năng lượng
-
Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM sắp phát hành hơn 76,7 triệu cổ phiếu thưởng -
Bầu Đức hé lộ khả năng lãi cao nhất lịch sử của Hoàng Anh Gia Lai
HĐQT CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, mã VNM) vừa phê duyệt phương án mua thêm cổ phiếu GTN để nâng tỷ lệ sở hữu tại CTCP GTNFoods lên 75%. Vinamilk hiện sở hữu 43,17% vốn sau đợt mua thêm tháng 11 vừa qua. Công ty sữa này mới chỉ trở thành cổ đông của GTNFoods hồi tháng 5/2019 sau khi nhận chuyển nhượng hơn 38% vốn từ ba nhà đầu tư tổ chức gồm Chứng khoán HSC, Tael Two Partner và PENM IV. Với quyết định trên, Vinamilk dự kiến mua thêm 67 triệu cổ phiếu, củng cố vị trí cổ đông lớn nhất của GTNFoods.
![]() |
Vinamilk dự kiến nắm quyền chi phối GTNFoods |
CTCP Invest Tây Đại Dương, cổ đông lớn thứ hai, vừa thực hiện xong đợt bán vốn. Sau một tháng, số lượng cổ phiếu bán ra là 36,2 triệu cổ phiếu, tương đương 88% lượng đăng ký. Nguyên nhân bởi thị trường không đạt kỳ vọng, cổ đông này cho hay.
Quyết định của Vinamilk đưa ra khi ĐHĐCĐ được tổ chức trong chưa đầy một tuần nữa. Dù ghi nhận sự xáo trộn đáng kể trong cơ cấu cổ đông, nội dung dự kiến trong cuộc họp bất thường tới lại không gồm phương án thay thế nhân sự HĐQT, theo cập nhật mới nhất.
Với tỷ lệ đạt tới 75%, GTNFoods sẽ trở thành công ty con của Vinamilk, nắm quyền chi phối hoạt động công ty thay vì chỉ có quyền phủ quyết vấn đề quan trọng như hiện tại.
Vinamilk sẽ phải bỏ ra hàng nghìn tỷ đồng để mua lại 175 triệu cổ phiếu, tương đương 75% vốn GTNFoods. Nếu thực hiện thành công, đây sẽ tiếp tục là thương vụ M&A lớn giữa hai doanh nghiệp Việt Nam.
Vừa qua, Vingroup và Masan cũng đã có thỏa thuận hợp tác, hoán đổi cổ phần Vincommerce lấy cổ phần Hàng tiêu dùng Masan (mới). Theo đó, các bên dự định sáp nhập CTCP Dịch vụ Thương mại Tổng hợp VinCommerce, Công ty VinEco với CTCP Hàng tiêu dùng Masan – Masan Consumer Holding để thành lập tập đoàn hàng tiêu dùng – bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Màn “song kiếm hợp bích” của Masan và Vingroup được dự báo sẽ khiến thị trường bán lẻ khuynh đảo và không ngoại trừ sẽ có một cuộc đại thương chiến nổ ra giữa các nhà phân phối. Xem thêm

-
Vinaship lên kế hoạch thanh lý tàu Vinaship Sea đóng năm 1998 -
Sông Đà 11 huy động vốn lớn mở rộng mảng năng lượng -
Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM sắp phát hành hơn 76,7 triệu cổ phiếu thưởng -
Bầu Đức hé lộ khả năng lãi cao nhất lịch sử của Hoàng Anh Gia Lai -
Dự án quy mô 480 ha của Cao su Đồng Phú được chấp thuận đầu tư -
Nam Việt lên kế hoạch với nhiều tham vọng -
Đức Long Gia Lai gần 8 năm chưa trả hết nợ trái phiếu
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower