
-
Hội chợ THAIFEX Anuga Asia 2025: Thúc đẩy đổi mới và mở rộng cơ hội kinh doanh ngành Thực phẩm và Đồ uống
-
Cơ hội đầu tư vào cổ phiếu HHV trước làn sóng đầu tư công
-
3 điều mà Chủ tịch Masan tin rằng không thay đổi
-
Searefico có thể trúng thầu thêm 2.000 tỷ đồng
-
Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam tính chuyện mở rộng kinh doanh -
SABECO giữ vững phong độ, hướng đến tăng trưởng lợi nhuận 8% trong năm 2025
Doanh số của ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) đo lường trên toàn quốc tại kênh bán hàng truyền thống tiếp tục có sự thay đổi mạnh trong quý 1/2018, giảm xuống 1%, theo báo cáo hàng quý vừa được Nielsen công bố.
Tuy nhiên, báo cáo cho thấy, mặc dù doanh số bán hàng kênh truyền thống bị chậm lại ở cả khu vực thành thị và nông thôn. Doanh số ngành hàng FMCG của các kênh hiện đại trong khu vực thành thị vẫn cho thấy những chuyển biến tích cực.
Theo báo cáo, sự sụt giảm doanh thu FMCG trên cả nước đã được thể hiện trong cả sáu nhóm ngành hàng lớn (Thức uống - bao gồm bia, thực phẩm, các sản phẩm từ sữa, sản phẩm chăm sóc gia đình, sản phẩm chăm sóc cá nhân và thuốc lá).
Trong 6 ngành hàng lớn, chỉ có nhóm ngành hàng đồ uống và thuốc lá có tốc độ tăng trưởng dương 0,6%. Bốn nhóm hàng còn lại như chăm sóc cá nhân, chăm sóc gia đình, thực phẩm và sản phẩm từ sữa tất cả đều cho thấy sự giảm sút
![]() |
Nhóm sản phẩm chăm sóc cá nhân, chăm sóc gia đình... đang bị giảm sút |
Ông Nguyễn Anh Dũng, Giám đốc điều hành, bộ phận Dịch vụ đo lường bán lẻ, Nielsen Việt Nam cho rằng, năm 2018 được mong đợi sẽ là năm của những sản phẩm mang tính đổi mới,cải tiến.
Theo quan sát của Nielsen, 3 tháng đầu tiên ra mắt sẽ là khoảng thời gian quyết định 70-80% thành công của sản phẩm. Và việc đưa sản phẩm ra thị trường như thế nào, ở những kênh phân phối nào sẽ quyết định thành công chứ không phải là các hoạt động quảng cáo hay những chiến dịch truyền thông.
Báo cáo Market Pulse dựa trên kết quả nghiên cứu đo lường bán lẻ của Nielsen với 31 nhóm ngành hàng FMCG. Bộ phận Đo lường bán lẻ Nielsen cung cấp báo cáo theo dõi biến động liên tục của sản phẩm thông qua các cửa hàng truyền thống được xác định ở cả khu vực thành thị và nông thôn.
Xét về tốc độ tăng trưởng của thị trường FMCG tại kênh hiện đại ở khu vực thành thị, báo cáo cho thấy mức tăng trưởng tại kênh này cao hơn so với kênh truyền thống ở đô thị. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng FMCG tại kênh hiện đại ở khu vực thành thị tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước trong khi tốc độ tăng trưởng FMCG của kênh truyền thống giảm xuống 2,6% so với cùng kỳ.
Nhờ sự tăng trưởng nhanh chóng trong việc mở rộng số lượng cửa tiệm, kênh hiện đại có tốc độ tăng trưởng cao hơn đáng kể so với kênh truyền thống. Trong đó, số lượng cửa hàng chuyên về các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp và các cửa hàng thuốc hiện đại cũng tăng gấp đôi trong 2 năm qua. Đáng chú ý hơn, các siêu thị mini (minimart) là kênh bán hàng phát triển số 1 trong các chuỗi cửa hàng được mở ra trong năm 2016 và 2017.

-
Searefico có thể trúng thầu thêm 2.000 tỷ đồng -
UBND tỉnh Quảng Trị chấp thuận chuyển nhượng Nhà máy thủy điện Khe Nghi -
Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam tính chuyện mở rộng kinh doanh -
SABECO giữ vững phong độ, hướng đến tăng trưởng lợi nhuận 8% trong năm 2025 -
Tập đoàn Xuân Thiện khởi công Nhà máy sản xuất vôi và bột nhẹ hơn 8.000 tỷ đồng tại Hòa Bình -
Thị trường M&A “nguội lạnh” vì thương chiến -
Mộc Châu Milk: Phát triển bền vững nhờ nắm bắt xu hướng thị trường, dẫn đầu công nghệ
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô
-
Cathay Life Việt Nam vào "Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2025"
-
Khởi công dự án năng lượng mặt trời áp mái tại nhà máy Samsung Electronics Việt Nam (SEV)