-
Mảng kinh doanh TikTok tại Mỹ được định giá tới 50 tỷ USD nếu ByteDance muốn bán -
Thâm hụt ngân sách của Mỹ tăng thêm gần 40% -
Kinh tế Mỹ có cần đến những cải cách lớn sau khi ông Trump nhậm chức? -
Thương mại toàn cầu năm 2025: Tìm cơ hội trong bất ổn -
Mỹ siết chặt kiểm soát lưu thông chip AI trên toàn cầu -
Chứng khoán Trung Quốc có khởi đầu năm tệ nhất kể từ năm 2016
Công nhân công ty dầu Aramco làm việc tại nhà máy chế dầu Abqaiq của Saudi Arabia. (Ảnh: AFP/TTXVN) |
Ngày 8/3, Reuters dẫn các nguồn tin cho biết Saudi Arabia, nhà xuất khẩu dầu số một thế giới, đã công bố kế hoạch tăng sản lượng dầu thô đáng kể lên trên mức 10 triệu thùng/ngày vào tháng 4/2020, giữa bối cảnh thỏa thuận cắt giảm nguồn cung giữa Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và Nga sẽ chính thức hết hạn cuối tháng Ba này.
Hôm 7/3, Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia - Hoàng tử Abdulaziz bin Salman, đã đến thăm “đại gia” dầu mỏ Aramco và yêu cầu tập đoàn này tăng cường nguồn cung sau khi thỏa thuận cắt giảm sản lượng của nhóm OPEC+ hiện tại kết thúc.
Thông điệp từ Bộ trưởng Năng lượng Saudi cho hay Aramco nên tối đa hóa sản lượng để bảo vệ thị phần của mình.
Cũng trong ngày 7/3, Aramco đã giảm giá bán chính thức (OSP) trong tháng Tư đối với tất cả các loại dầu thô. Ngoài ra, sản lượng dầu của Saudi Arabia trong tháng tới sẽ cao hơn đáng kể so với mức 10 triệu thùng/ngày và thậm chí có thể tiến gần tới ngưỡng 11 triệu thùng/ngày.
Hiện nay, Saudi Arabia đang bơm tổng cộng 9,7 triệu thùng/ngày, trong khi công suất sản xuất dầu của nước này là 12 triệu thùng/ngày.
Thỏa thuận ba năm giữa OPEC và Nga đã kết thúc vào ngày 6/3, sau khi Moskva từ chối tiếp tục cắt giảm sản lượng dầu sâu hơn nữa để đối phó với sự bùng phát của dịch COVID-19. Điều này đã khiến OPEC đáp trả bằng cách dỡ bỏ mọi giới hạn sản xuất của mình.
Giá dầu đã giảm 10% khi động thái của các bên đã làm "hồi sinh" nỗi lo về sự sụp đổ giá dầu hồi năm 2014, khi Saudi Arabia và Nga cạnh tranh để giành thị phần với các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ vốn chưa bao giờ tham gia vào các thỏa thuận hạn chế sản lượng.
-
Kinh tế Mỹ có cần đến những cải cách lớn sau khi ông Trump nhậm chức? -
Thương mại toàn cầu năm 2025: Tìm cơ hội trong bất ổn -
Thái Lan thu hút lượng vốn đầu tư kỷ lục trong năm 2024, dẫn đầu là công nghiệp số -
Mỹ siết chặt kiểm soát lưu thông chip AI trên toàn cầu -
Xuất nhập khẩu của Trung Quốc bất ngờ tăng tốc -
Apple gặp khó tại thị trường Trung Quốc -
Chứng khoán Trung Quốc có khởi đầu năm tệ nhất kể từ năm 2016
-
1 Miễn thị thực cho công dân 3 nước vào Việt Nam du lịch từ ngày 1/3/2025 -
2 Dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam chuyển sang giai đoạn quan trọng -
3 Chủ tịch Viettel đề xuất loạt hành động để triển khai hiệu quả Nghị quyết 57-NQ/TW -
4 Lãi tỷ USD từ tiền ảo, nhà đầu tư đứng trước nhiều cạm bẫy -
5 Hà Nội: Ồ ạt trả mặt bằng tại tuyến phố có giá 264 triệu đồng/m2
- Thành lập Công ty bất động sản Trần Anh Land
- Panasonic bàn giao Phòng thí nghiệm giải pháp HVAC cho trường Đại học Bách khoa TP.HCM
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 7 về kế toán, kiểm toán và tài chính
- MM Mega Market "bung lụa" với loạt deal khủng đón Tết Ất Tỵ
- Coca-Cola khởi động Lễ hội chào đón năm mới 2025 với kỷ lục thế giới