Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 22 tháng 11 năm 2024,
SCIC: Dự kiến tăng vốn công ty con, tham gia nhiều hơn vào thị trường chứng khoán
Thanh Thuỷ - 21/07/2024 09:20
 
Tuần vừa qua, quyết định 690 Đề án cơ cấu lại Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) vừa chính thức được ban hành. Hoạt động thoái vốn và đầu tư dự kiến sẽ được thúc đẩy trong thời gian tới.

SCIC sẽ đẩy nhanh tiến trình thoái vốn tại các doanh nghiệp

Thông tin tại Chương trình “Đối thoại tháng 7” thường niên về thị trường chứng khoán với chủ đề “Nâng hạng, gọi vốn và phát triển nhà đầu tư tổ chức”,  ông Lê Thanh Tuấn - Phó Tổng giám đốc SCIC cho biết Thủ tướng Chính phủ vừa qua đã ban hành hai quyết định bao gồm Quyết định phê duyệt chiến lược phát triển Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) giai đoạn 2025 - 2030 và định hướng đến 2035 và Quyết định 690 Đề án cơ cấu lại Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC). Đề án trên đã chỉ ra nhóm các doanh nghiệp SCIC nắm giữ, nhóm SCIC sẽ tiến hành thoái vốn trong thời gian tới. 

“Tới đây, sau khi Thủ tướng phê duyệt, chúng tôi sẽ đẩy nhanh tiến trình thoái vốn tại các doanh nghiệp. Trong đó, nhiều doanh nghiệp niêm yết trên sàn mà đang thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài, ví dụ như là Nhựa Tiền Phong, Domesco cùng nhiều tổng công ty như Biwase (BWE), Tổng công ty Licogi (LIC), Tổng Công ty Thủy sản Việt Nam - CTCP (SEA). Các trường hợp như VNSteel (TVN), Vinatex (VGT) cũng sẽ được xem xét thoái vốn trong thời gian tới sau khi chúng tôi cơ cấu lại một số những cái hoạt động, quyết toán vốn lần hai”, đại diện SCIC cho hay. 

Về hoạt động đầu tư, từ nay đến năm 2025, SCIC sẽ vẫn tập trung vào việc tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các bộ, ngành, như Bộ Công thương, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch. 

Đồng thời, ông Tuấn cũng cho biết SCIC sẽ đẩy mạnh việc đầu tư trên thị trường chứng khoán, trước hết tập trung đầu tư vào những doanh nghiệp đang trong hệ sinh thái của chính SCIC. 

Cụ thể, SCIC gần đây đã đầu tư 500 tỷ đồng mua thêm cổ phần của Ngân hàng Quân đội. Sắp tới, Tổng công ty sẽ tiến hành đầu tư cải thiện cơ sở vật chất của Bệnh viện Giao thông vận tải, đồng thời đầu tư vào các đơn vị khác như FPT Telecom để đẩy mạnh xây dựng data center,...

SCIC đã yêu cầu Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đầu tư SCIC (SIC) xây dựng kế hoạch tăng vốn, để SCIC thông qua đơn vị này sẽ tham gia tích cực hơn nữa vào thị trường chứng khoán. SCIC cũng sẽ phối hợp với các doanh nghiệp trong hệ sinh thái của Ủy Ban Quản Lý Vốn Nhà Nước Tại Doanh Nghiệp, đầu tư vào lĩnh vực trọng yếu như yếu như hạ tầng, cảng, data center… 

SCIC sẽ thoái vốn toàn bộ tại 76 doanh nghiệp

Theo Đề án cơ cấu lại Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước tiếp tục duy trì là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ giai đoạn đến năm 2025.

Doanh nghiệp do SCIC nắm giữ 100% vốn điều lệ tiếp tục gồm 1 doanh nghiệp là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đầu tư SCIC.

SCIC tiếp tục nắm giữ từ 65% vốn điều lệ trở lên đối với 7 doanh nghiệp và SCIC nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở lên đối với 7 doanh nghiệp.

Cùng đó, sẽ có 76 doanh nghệp thuộc diện thoái vốn toàn bộ (74 doanh nghiệp) và thực hiện cổ phần hoá đồng thời không nắm giữ vốn sau cổ phần hoá (2 doanh nghiệp). Ngoài ra, 11 doanh nghiệp sẽ thực hiện sắp xếp theo quy định pháp luật (11 doanh nghiệp) và một số doanh nghiệp thực hiện sắp xếp theo phương án riêng.
Công bố dự thảo Thông tư gỡ vướng Prefunding, lên lộ trình công bố thông tin bằng tiếng Anh
Khoảng thời gian từ lúc tổ chức nước ngoài phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán đến thời điểm chứng khoán về rút còn vài tiếng đồng hồ....
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư