Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Sẽ có 24 địa bàn xuất khẩu đạt và vượt mốc 1 tỷ USD trong năm 2016
Minh Nhung - 28/08/2016 13:17
 
Trong 7 tháng đầu năm nay, đã có 15 tỉnh/thành phố đạt kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên, tăng 1 địa bàn so với cùng kỳ năm trước (Vĩnh Phúc). Dự báo cả năm 2016 sẽ có 24 địa bàn nằm trong danh sách này, tăng 1 địa bàn so với năm trước (Nam Định).

Đây là các địa bàn cần được tôn vinh bởi quy mô và tốc độ tăng của các địa bàn này. Năm 2015, tổng kim ngạch của 24 địa bàn này đạt 146,86 tỷ USD, chiếm 90,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước (trong khi 39 địa bàn còn lại chỉ đạt 15,16 tỷ USD, chiếm 9,4%). Trong 7 tháng đầu năm 2016, 24 địa bàn này đạt gần 89 tỷ USD, chiếm 91,7% tổng kim ngạch xuất khẩu, cao hơn tỷ trọng trong năm 2015 và tăng 5,6%, cao hơn tốc độ tăng 5,4% của cả nước (các địa bàn còn lại chỉ đạt 8 tỷ USD, chiếm 8,3% tổng kim ngạch xuất khẩu và tăng dưới 3,8% so với cùng kỳ năm trước).

Dự đoán cả năm 2016, kim ngạch của 24 địa bàn này sẽ đạt 156,7 tỷ USD, tăng 6,7% so với năm trước, có khả năng cao hơn của cả nước (ước dưới 6%).

.
Dự báo cả năm 2016 sẽ có 24 địa bàn nằm trong danh sách đạt kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD

Vị trí của các địa bàn có sự thay đổi đáng lưu ý. Thái Nguyên nhờ có tốc độ tăng cao lên, nên đã vượt qua Bình Dương, vươn lên đứng thứ 3 cả nước (trong khi Bình Dương bị giảm, nên tụt xuống đứng thứ 4). Nếu duy trì được tốc độ tăng cao lên này, thì ngay trong năm nay, Thái Nguyên có thể là 1 trong 3 địa bàn vượt qua mốc 20 tỷ USD.

Bắc Giang năm trước còn đứng thứ 12, sang năm nay do tăng rất cao, nên đã vượt qua Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh lên đứng thứ 9, dù Long An, Tây Ninh vẫn có tốc độ tăng khá (riêng Bà Rịa - Vũng Tàu giảm tương đối sâu). Nam Định năm trước đứng thứ 24, nhưng năm nay đã vượt qua Cần Thơ lên đứng thứ 23 nhờ có tốc độ tăng khá cao, trong khi Cần Thơ bị giảm sâu.

Có nhiều yếu tố góp phần làm xuất khẩu ở các địa bàn trên đạt quy mô lớn và tăng trưởng cao. Trong đó, yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu là sự đóng góp của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có quy mô lớn, khẩn trương đưa vào sản xuất và có thị trường xuất khẩu rộng lớn.

Khai thác nguồn lực và thế mạnh tại địa phương cũng là yếu tố rất quan trọng, nhất là các sản phẩm có thế mạnh mới, như rau quả, hạt điều, hạt tiêu, túi xách, ví, va li, mũ, ô dù... Nếu cứ duy trì các mặt hàng cũ, nhu cầu và giá cả thế giới không tăng, sẽ bị cạnh tranh ở nước ngoài. Cần hướng mạnh hơn nữa vào công nghiệp có kỹ thuật - công nghệ cao, công nghiệp sạch; công nghiệp phụ trợ để tận dụng lao động...

Bắc Giang thu gần 3.000 tỷ đồng từ xuất khẩu vải thiều
3.000 tỷ đồng là doanh thu xuất khẩu vải thiều mà tỉnh Bắc Giang đã thu về trong niên vụ 2016.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư