Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 22 tháng 11 năm 2024,
Sẽ có đột phá trong tái cơ cấu ngân hàng
Nguyên Vũ - 27/02/2015 09:30
 
Trả lời phỏng vấn, chuyên gia ngân hàng, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, năm 2015, tái cơ cấu và xử lý nợ xấu là những áp lực lớn nhất trong hoạt động của hệ thống ngân hàng.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Xuân về, ngân hàng nhỏ sẽ “thay áo” mới
Năm 2015, sẽ xử lý từ 6 - 8 ngân hàng .
Chờ những tình huống bất ngờ mùa đại hội ngân hàng
Phó Thống đốc: Xử lý ngân hàng yếu kém chủ yếu dựa vào nguồn lực trong nước
TS. Nguyễn Trí Hiếu

Nợ xấu và tái cơ cấu là hai phạm trù riêng biệt nhưng lại gắn kết với nhau. Hệ thống ngân hàng không thể thực hiện tái cơ cấu một cách toàn vẹn nếu không xử lý tốt nợ xấu. Ngược lại, xử lý nợ xấu sẽ không thể hiệu quả được nếu không thực hiện tái cơ cấu ngân hàng.

Ví dụ, trong vấn đề xử lý nợ xấu, nhất là nợ xấu liên quan đến khoản cho vay sân sau, công ty con của các ngân hàng. Nếu chúng ta không cải tổ ngân hàng đó và loại bỏ những lãnh đạo liên quan đến các khoản nợ xấu kia thì làm sao đòi hỏi xử lý hậu quả một cách nghiêm túc được. Vì vậy, nợ xấu và tái cơ cấu tuy là hai vấn đề khác nhau nhưng cùng liên quan như hai mặt của một đồng tiền, do đó phải làm song hành với nhau và tầm quan trọng như nhau.

Năm 2015 là năm cuối cùng ngành ngân hàng thực hiện Đề án tái cơ cấu hệ thống các TCTD giai đoạn 2011 – 2015. Ông có cho rằng, những tồn đọng còn lại tạo áp lực quá lớn cho hệ thống ngân hàng?

Quả thực, năm 2015 sẽ là một năm NHNN chịu áp lực rất lớn khi giải quyết rốt ráo những tồn đọng từ các năm trước, nhất là liên quan đến xử lý nợ xấu và tái cơ cấu. Cũng bởi vậy, tôi thấy ngay từ đầu năm, NHNN đã có nhiều động thái ngày càng quyết liệt nhằm thúc đẩy nhanh xử lý nợ xấu, tái cơ cấu như: ban hành các chỉ thị với yêu cầu cụ thể, quy định rõ ràng, kiên quyết; yêu cầu các ngân hàng báo cáo cụ thể tỷ lệ xử lý nợ xấu…

Sự quyết liệt trên thể hiện ý chí quyết tâm cao độ của NHNN hoàn thành các mục tiêu Đảng, Nhà nước giao phó. Nhưng, trong bối cảnh hiện nay, tôi nghĩ chúng ta không thể kỳ vọng quá lớn vào thời điểm cuối năm nay Việt Nam sẽ có hệ thống ngân hàng hoàn hảo nhất, nợ xấu được giải quyết một cách dứt điểm… Vì để làm được điều này, theo tôi, cần có thêm thời gian khi nền kinh tế thực sự hồi phục mạnh, hệ thống ngân hàng hoạt động lành mạnh, phát triển vững chắc hơn. Giải quyết vội vã quá sẽ có những hậu quả và hệ lụy cũng như tác động phụ khó lường.

Thống đốc NHNN cho biết trong thời gian sắp tới, sẽ có thêm những ngân hàng bị xử lý như VNCB. Ông nghĩ sao về thông điệp này?

Tôi rất hoan nghênh việc NHNN thực hiện quốc hữu hóa VNCB và có thể còn một số ngân hàng nữa. Đây không chỉ là một bước đột phá mà còn là biện pháp chưa có tiền lệ được sử dụng tại Việt Nam, cho thấy ý chí quyết tâm mạnh mẽ để có một hệ thống ngân hàng phát triển lành mạnh tại Việt Nam. Đúng là có nhiều người quan ngại chuyện này, ví dụ khách hàng lo lắng tài sản tiền gửi của mình được an toàn hay không… Nhưng tôi cho rằng, đó là phản ứng tâm lý bình thường và tạm thời khi mà những ngân hàng bị xử lý một cách quyết liệt như vậy. Tôi cũng tin rằng, lòng tin của người dân đối với hệ thống ngân hàng không bị lung lay mà càng được củng cố khi mà những ngân hàng yếu kém bị xử lý quyết liệt.

“Điểm cộng” nữa đối với việc quốc hữu hóa ngân hàng là theo quy định hiện nay, tiền gửi của dân được Bảo hiểm tiền gửi chi trả với giá trị còn thấp, tối đa chỉ 50 triệu đồng. Như vậy, nếu để ngân hàng phá sản thìchỉ có những khách hàng gửi tiền nhỏ lẻ được bảo đảm, còn những khách hàng lớn chịu thiệt. Do đó, việc quốc hữu hóa là biện pháp rất cần thiết, thể hiện quyết sách hành động đúng đắn của NHNN đối với ngân hàng yếu kém, đồng thời để bảo vệ tài sản của dân chúng.

Tuy nhiên, có một điểm, theo tôi, NHTW cần cải thiện hơn trong thời gian tới đó là minh bạch hóa những thông tin và giải thích một cách rõ ràng với dân chúng về quốc hữu hóa ngân hàng. Nhiều khách hàng họ không phân biệt được tiền gửi, tiền đầu tư. Nghe thông tin NHNN mua lại VNCB với giá 0 đồng, họ tưởng là tiền của họ bằng 0. Trong khi mục đích lớn nhất của việc quốc hữu hóa là bảo vệ khách hàng của ngân hàng.

Vì vậy, qua phương tiện truyền thông, NHNN có thể giải thích rõ ràng, cụ thể hơn câu chuyện quốc hữu hóa. Ví như, nếu bây giờ một ngân hàng trở thành ngân hàng con của ngân hàng trung ương thì trách nhiệm của ngân hàng mẹ đối với những người gửi tiền như thế nào… Việc tranh thủ lòng tin của dân chúng rất quan trọng để sau này nếu NHNN có kế hoạch tương tự sẽ nhận được sự đồng cảm, chia sẻ của đại bộ phận dân chúng.

Xin cảm ơn ông!

Sẽ tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu ngành ngân hàng

Thẳng thắn đề cập đến những vấn đề nóng của thị trường tài chính - ngân hàng trong cuộc phỏng vấn của Báo Đầu tư nhân dịp đầu Xuân 2015, bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam cũng đồng thời cho biết các giải pháp đi kèm. Theo đó, NHNN đã sẵn sàng cho một năm 2015 đầy ắp công việc và thách thức… nhưng không có nghĩa là không thể vượt qua.

Càng để lâu, "sửa" hệ thống ngân hàng càng tốn kém

() Ông Phạm Hồng Hải, tân Tổng giám đốc Ngân hàng HSBC Việt Nam cho rằng, muốn hội nhập hoàn toàn với kinh tế thế giới, muốn trở thành đối tác bình đẳng của các nhà đầu tư nước ngoài, Việt Nam không nên trì hoãn việc nâng chuẩn hệ thống ngân hàng.

Rộng cửa cho vốn ngoại tái cơ cấu ngân hàng

() Tuy Ngân hàng Nhà nước (NHNN) “bật đèn xanh” cho nhà đầu tư ngoại mua cổ phần vượt trần tại ngân hàng yếu, nhưng không có nghĩa nhà đầu tư nào cũng có thể dễ dàng thâu tóm ngân hàng nội.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư