-
Phát huy vai trò cơ quan lập pháp trong thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Campuchia -
Tổng thống Bulgaria sẽ thăm chính thức Việt Nam -
Lập Thành phố Huế trực thuộc Trung ương: Huế sẽ thành động lực thúc đẩy tăng trưởng của miền Trung -
Việt Nam - Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện -
Nâng cấp quan hệ Việt Nam - Malaysia lên Đối tác Chiến lược Toàn diện -
Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM
TS. Trương Anh Dũng, Tổng Cục Trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp phát biểu tại Hội thảo tham vấn |
Thực hiện Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện: “Chủ trì quản lý, thực hiện Khung trình độ quốc gia Việt Nam đối với các trình độ của giáo dục nghề nghiệp, xây dựng Kế hoạch, lộ trình thực hiện và các điều kiện cần thiết để triển khai Khung trình độ quốc gia Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt”.
Thực hiện kế hoạch công tác năm 2020 về “Triển khai Thỏa thuận công nhận lẫn nhau (MRA), Thỏa thuận công nhận lẫn nhau về kỹ năng (MRS), Khung trình độ quốc gia Việt Nam (VQF), Khung tham chiếu trình độ ASEAN (AQRF)”, ngày 23/9 tại Hà Nội, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp tổ chức Hội thảo tham vấn về dự thảo Kế hoạch triển khai Khung trình độ quốc gia Việt Nam đối với giáo dục nghề nghiệp.
Hội thảo được tổ chức nhằm tham vấn về dự thảo kế hoạch triển khai Khung trình độ quốc gia Việt Nam (cấu phần giáo dục nghề nghiệp) giai đoạn 2021 - 2025, dự thảo báo cáo tham chiếu thành phần (cấu phần giáo dục nghề nghiệp) của Việt Nam với Khung tham chiếu trình độ ASEAN.
Khung trình độ quốc gia là cơ sở để nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực, tạo cơ chế liên thông giữa các trình độ đào tạo. Do đó, việc triển khai khung trình độ quốc gia ở các ngành nghề sẽ tiến tới thiết lập mối quan hệ khung trình độ quốc gia của các nước thông qua khung tham chiếu trình độ khu vực để làm cơ sở thực hiện lẫn nhau về trình độ.
Dự thảo báo cáo tham chiếu thành phần của Việt Nam với khung tham chiếu trình độ ASEAN và kế hoạch thực hiện khung trình độ quốc gia Việt Nam đối với các trình độ của giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 có nêu rõ một số nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu như xây dựng và ban hành các văn bản, tài liệu để triển khai thực hiện khung trình độ quốc gia đối với các trình độ giáo dục nghề nghiệp. Xây dựng và ban hành chuẩn đầu ra theo lĩnh vực ngành nghề đào tạo nghề nghiệp. Đồng thời triển khai, cập nhật, phát triển chương trình đào tạo nghề nghiệp theo khung trình độ quốc gia.
TS. Trương Anh Dũng, Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho biết: "Từ năm 2016 đến nay, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã triển khai xây dựng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trung cấp và cao đẳng, là chuẩn đầu ra trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã phối hợp ban hành được 320 chuẩn đầu ra cho 160 ngành nghề. Dự kiến thời gian tới, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp sẽ bổ sung thêm khoảng 100 chuẩn đầu ra cho các ngành nghề khác nhau".
"Nhân lực và nguồn lực, tài chính để thực hiện xây dựng khung trình độ quốc gia Việt Nam đang là một thách thức lớn. Ngoài ra, vấn đề liên thông các bậc học chưa rõ ràng. Trong quá trình triển khai sắp tới sẽ có rất nhiều những khó khăn, vướng mắc trong bối cảnh tiến độ thực hiện đang quá chậm", TS. Trương Anh Dũng đánh giá.
Trao đổi tại Hội thảo, các chuyên gia đã thảo luận về một số vấn đề đặt ra khi triển khai khung trình độ quốc gia Việt Nam như cần phải thống kê, phân loại để xây dựng danh mục và phân loại ngành nghề đào tạo, liên thông. Bên cạnh đó, các nhân tố làm ảnh hưởng đến việc xây dựng khung trình độ quốc gia như nhu cầu của các địa phương khác nhau về quy mô, mật độ dân số, điều kiện thị trường lao động, kinh tế, thành phần dân tộc, văn hóa truyền thống, giáo dục...
Tham dự và trao đổi tại Hội thảo còn có đại diện thành viên Tổ công tác về thực hiện Thỏa thuận công nhận lẫn nhau (MRA), Thỏa thuận công nhận lẫn nhau về kỹ năng (MRS), Khung trình độ quốc gia Việt Nam (VQF), Khung tham chiếu trình độ ASEAN (AQRF); Các đại biểu đến từ các Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, đại diện các tổ chức quốc tế (GIZ, ILO…), đại diện cơ sở giáo dục nghề nghiệp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME), Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, cùng đại diện các hiệp hội nghề nghiệp, doanh nghiệp…
-
Hà Nội “chốt” kế hoạch xây dựng 3 cây cầu lớn vượt sông Hồng -
Nâng cấp quan hệ Việt Nam - Malaysia lên Đối tác Chiến lược Toàn diện -
Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
Quảng Ninh tiếp xã giao đoàn các cơ quan An ninh thông tin và Internet Hàn Quốc (KISA) -
Quốc hội điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ tám, làm nhân sự từ chiều 27/11 -
TP.HCM chốt giá vé metro Bến Thành - Suối Tiên cao nhất 20.000 đồng/lượt -
Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội?
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"