
-
Trợ lý ảo quốc gia Rabi: Giúp bộ máy hành chính vận hành thông minh, thông suốt
-
Kaspersky công bố kết quả kinh doanh 2024: Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á với mức tăng 20%
-
Xây dựng sàn giao dịch kỹ thuật số trong nông nghiệp
-
Lần đầu tiên có hệ sinh thái an ninh mạng ứng dụng AI và dữ liệu tình báo
-
Deloitte: AI giúp tiết kiệm khoảng 70 tỷ USD/năm -
Giữ vững “xương sống” cho hạ tầng số quốc gia
Trả lời chất vấn về "vấn nạn sim rác kéo dài", tân Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho hay, sim rác là khái niệm chưa được định nghĩa trong văn bản pháp luật.
Đây là từ thường dùng để chỉ sim không có thông tin chính xác về người dùng và không tìm ra người dùng. Sim rác tồn tại dưới 2 dạng, kích hoạt sẵn tồn tại trên kênh phân phối, có thể mua dễ dàng và sim đã đến tay người dùng.
"Hôm qua tôi nói giải pháp căn cơ là người dùng sim phải chính danh, đăng ký đầy đủ thông tin, mà cái gốc là cơ sở dữ liệu căn cước công dân có số chứng minh, ảnh, vân tay để khi đăng ký chính xác đúng người, đúng sim. Nhưng khi chưa có cơ sở dữ liệu căn cước công dân, Bộ Thông tin và Truyền thông đã thực hiện một số giải pháp để thu hồi sim rác", ông Hùng cho hay.
![]() |
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng trả lời chất vấn sáng 1/11 (Ảnh: Quốc hội) |
Theo Bộ trưởng Hùng, từ cuối năm 2016, các nhà mạng đã tiến hành thu hồi sim rác kích hoạt sẵn, từ tháng 7/2017 đến nay đã thu hồi được 24 triệu sim, trong đó 50% thuộc về nhà mạng lớn nhất là Viettel.
Thứ hai là về tổ chức đăng ký lại thông tin thuê bao, từ 7/2017 các nhà mạng tổ chức đăng ký lại trong đó có chụp ảnh, những thuê bao chưa đủ thông tin mà không đăng ký lại thì kiên quyết cắt dịch vụ. Sắp tới, sim mới phải đăng ký đầy đủ thông tin, gồm cả chụp ảnh, các nhà mạng không đưa ra thị trường sim giá rẻ để người dùng sim thay thẻ điện thoại.
"Bộ cũng đang nghiên cứu công nghệ nhận dạng và xác thực ảnh thực với ảnh chứng minh thư. Bộ giao tập đoàn VNPT phát triển công nghệ này, dự kiến quý II/2019 xong", ông Hùng nói và cho biết thêm, công nghệ này không chỉ giúp đăng ký sim mà còn xác thực nhiều loại thẻ và dịch vụ khác.
Bộ trưởng Hùng khẳng định, làm được các việc trên trong khi chờ giải pháp căn cơ là xây dựng dữ liệu căn cước công dân thì "sẽ giải quyết được đáng kể vấn đề sim rác".

-
Trợ lý ảo quốc gia Rabi: Giúp bộ máy hành chính vận hành thông minh, thông suốt
-
Đường ray pháp lý giúp thương mại điện tử tăng tốc
-
Quy định về việc kết nối, chia sẻ dữ liệu trong giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước
-
Kaspersky công bố kết quả kinh doanh 2024: Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á với mức tăng 20%
-
Xây dựng sàn giao dịch kỹ thuật số trong nông nghiệp -
Lần đầu tiên có hệ sinh thái an ninh mạng ứng dụng AI và dữ liệu tình báo -
Danh mục dữ liệu quan trọng, dữ liệu cốt lõi -
Deloitte: AI giúp tiết kiệm khoảng 70 tỷ USD/năm -
Giữ vững “xương sống” cho hạ tầng số quốc gia -
MobiFone và VPBank hợp tác chiến lược, tích hợp toàn diện tài chính - viễn thông -
Ngành chế tạo Việt Nam trước làn sóng chuyển đổi công nghệ xanh
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower