
-
Vicostone sắp chi 480 tỷ đồng tạm ứng cổ tức 30%
-
Chưa đi vào khai thác, cổ đông lớn Cảng Phước An đã muốn thoái 17,2% vốn
-
Gelex, Năm Bảy Bảy là doanh nghiệp niêm yết đầu tiên mua lại trái phiếu trước hạn
-
Xi măng Công Thanh âm vốn chủ sở hữu 3.998 tỷ đồng, kế hoạch lỗ 769 tỷ
-
Thế giới Di động sắp xếp lại sở hữu, chuẩn bị bán 20% vốn tại chuỗi Bách Hóa Xanh -
Năm 2021, Mai Linh mất cân đối dòng tiền và lỗ luỹ kế vượt vốn điều lệ
Tòa án Nhân dân TP.HCM đã ra quyết định về việc mở thủ tục phá sản với Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Sài Gòn (Seaprodex Sài Gòn).
Việc mở thủ tục phá sản đối với Seaprodex Sài Gòn được căn cứ vào hồ sơ thụ lý vụ án ngày 13/1/2022 về việc “yêu cầu mở thủ tục phá sản” theo đơn yêu cầu của Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư Fortuna đối với Seaprodex Sài Gòn. Sau khi xem xét, Tòa án Nhân dân TP.HCM xét thấy Seaprodex Sài Gòn mất khả năng thanh toán, nên quyết định mở thủ tục phá sản đối với công ty này.
Seaprodex Saigon tiền thân là doanh nghiệp nhà nước, được thành lập năm 1993 với tên gọi Công ty Xuất nhập khẩu thủy sản TP.HCM và được cổ phần hóa vào năm 2006. Trước đây, hoạt động kinh doanh của Công ty tập trung vào xuất nhập khẩu thủy sản. Từ năm 2011, Công ty mở rộng sang các mặt hàng nông sản, hàng hóa sắt thép, vật tư, hạt nhựa… Nhưng cũng từ đây, kết quả kinh doanh có xu hướng đi xuống. Kết thúc năm 2012, Công ty ghi nhận khoản lỗ 23,63 tỷ đồng do trích lập nợ phải thu khó đòi; nợ vay lên tới gần 3 lần so với vốn chủ sở hữu. Nguồn tiền mặt cạn kiệt khiến Công ty gặp khó khăn trong kinh doanh. Năm 2013, Công ty tiếp tục ghi nhận số lỗ 12,67 tỷ đồng.
Kể từ tháng 4/2014, sau khi Nhà nước đã thoái vốn thành công, Seaprodex Sài Gòn đã có những bước tái cơ cấu nhằm giảm nợ vay ngân hàng. Năm 2015, Ban lãnh đạo Công ty đã thay đổi định hướng kinh doanh, tập trung vào bất động sản nhằm khai thác nguồn quỹ đất đang quản lý.
Đến nay, bất động sản đã trở thành lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Seaprodex Sài Gòn, với một số dự án tiêu biểu tập trung tại TP.HCM đã và đang triển khai như Centa Park (quận Tân Bình), Dự án cao ốc 87 - Hàm Nghi (quận 1), Dự án Thảo Điền (quận 2), Dự án Trung tâm thương mại 1534 - Võ Văn Kiệt (quận 6)… Công ty hiện cũng có 2 cơ sở đang cho thuê kho bãi tại số 67 - Phú Viên (Long Biên, Hà Nội), diện tích 2.796 m2 và số 665-667 Lò Gồm (phường 5, quận 6, TP.HCM), diện tích 2.500 m2.
Dù sở hữu những dự án được đánh giá là “đất vàng” với vị trí đắc địa tại nội thành TP.HCM, trong bối cảnh thị trường bất động sản những năm qua giao dịch sôi động, mặt bằng giá có xu hướng tăng cao, nhưng kết quả kinh doanh của Seaprodex Sài Gòn lại không mấy khả quan. Sau khi đạt lợi nhuận tốt trong giai đoạn 2015-2017, năm 2018, lợi nhuận sau thuế của Công ty giảm xuống còn hơn 656 triệu đồng và giai đoạn 2019-2021 chỉ đạt vài chục triệu đồng mỗi năm.
Báo cáo tài chính của Seaprodex Sài Gòn cho biết, tính đến cuối năm 2021, Công ty có tổng tài sản 1.084 tỷ đồng, với phải thu là khoản mục có giá trị lớn nhất (1.025 tỷ đồng) chủ yếu là 755,6 tỷ đồng phải thu từ các khoản hợp tác đầu tư khi Seaprodex Sài Gòn góp vốn bằng tiền mặt cho CTCP Xây dựng và Kinh doanh địa ốc Nam Tiến (313,9 tỷ đồng), CTCP Xây dựng Bưu chính viễn thông (237,5 tỷ đồng), CTCP Vật tư - Xuất nhập khẩu Tân Bình (204,2 tỷ đồng) để các đơn vị này với tư cách là cổ đông sáng lập của CTCP PPT Land, thực hiện dự án khu chung cư thương mại và dịch vụ tại số 04 - Phạm Phú Thứ (phường 11, quận Tân Bình, TP.HCM).
Công ty cũng còn 235 tỷ đồng các khoản cho vay CTCP Xây dựng Bưu chính viễn thông (200 tỷ đồng) và CTCP Vật tư - Xuất nhập khẩu Tân Bình (35 tỷ đồng). Đáng chú ý, lãi cho vay của các khoản này rất thấp, lần lượt là 1,3% và 0%/năm, tính từ đầu năm 2021. Công ty cũng còn 14 tỷ đồng phải thu từ khoản ứng trước cho CTCP Giống Miền Nam để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại số 20 - Nguyễn Thị Minh Khai (quận 1, TP.HCM) từ năm 2016, nhưng đến nay vẫn chưa xong thủ tục.
Trong cơ cấu nguồn vốn, trong khi nợ vay của Seaprodex Sài Gòn hầu như không đáng kể, thì Công ty có khoản phải trả lên đến 500,3 tỷ đồng cho CTCP Thương mại, Dịch vụ và Xây dựng (Traseco) liên quan đến hợp tác đầu tư Dự án Centa Park. Dự án này đang gặp khó trong giải phóng mặt bằng.
Vướng mắc về thủ tục pháp lý khiến các dự án khu phức hợp chung cư và thương mại bị chậm tiến độ triển khai là nguyên nhân được Seaprodex Sài Gòn đưa ra để lý giải cho việc kinh doanh kém khả quan những năm qua. Điều này cũng khiến Công ty lỡ mất giai đoạn thuận lợi của thị trường bất động sản, gặp khó khăn về dòng tiền, lâm vào tình trạng bị mất khả năng thanh toán và bị ra quyết định mở thủ tục phá sản.

-
Chưa đi vào khai thác, cổ đông lớn Cảng Phước An đã muốn thoái 17,2% vốn -
Gelex, Năm Bảy Bảy là doanh nghiệp niêm yết đầu tiên mua lại trái phiếu trước hạn -
Xi măng Công Thanh âm vốn chủ sở hữu 3.998 tỷ đồng, kế hoạch lỗ 769 tỷ -
Thế giới Di động sắp xếp lại sở hữu, chuẩn bị bán 20% vốn tại chuỗi Bách Hóa Xanh -
Năm 2021, Mai Linh mất cân đối dòng tiền và lỗ luỹ kế vượt vốn điều lệ -
Yeah1 muốn phát hành 78,6 triệu cổ phiếu riêng lẻ với giá thấp hơn 39,4% giá thị trường -
Phong Phú đặt mục tiêu lợi nhuận 380 tỷ đồng, cổ tức 20%
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 28/5
-
2 Soi tiến độ 5 dự án sử dụng vốn ODA do Bộ Giao thông Vận tải triển khai
-
3 Tín dụng tăng đáng kinh ngạc, Big 4 lo thiếu room triển khai hỗ trợ lãi suất 2%
-
4 Rà soát dự án FDI quy mô vốn lớn, sử dụng nhiều đất
-
5 Vì sao SCIC bị “trượt” Dự án PPP đường cao tốc Chơn Thành - Đắk Nông?
-
Tập đoàn Đại Minh tổ chức lễ kỷ niệm 8 năm thành lập
-
Schneider Electric bắt tay Tân Á Đại Thành xây dựng giải pháp cho khu đô thị thông minh
-
Gợi ý những mẫu nhẫn ấn tượng cho nam giới tại Kim Thành Nhân
-
Thaifex 2022 thiết lập sân chơi cho các doanh nghiệp F&B sau đại dịch
-
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội thăm và tặng quà công nhân lao động Eurowindow
-
Giải chạy BIDVRUN: Gần 50.000 vận động viên đóng góp hơn 8,2 tỷ đồng xây nhà tránh lũ