Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Chủ Nhật, Ngày 22 tháng 12 năm 2024,
Sếp Viettel hé lộ lý do chọn Tây Nguyên để xây dựng Trung tâm dữ liệu vùng
Tú Ân - 01/10/2023 17:40
 
Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel (Viettel Solutions) vừa tổ chức Hội thảo, thảo luận về xu hướng và cách xây dựng Trung tâm dữ liệu vùng tại Tây Nguyên.

Theo Quyết định số 505/QĐ-TTg ngày 22/4/2022, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Ngày 10 tháng 10 hàng năm là Ngày Chuyển đổi số quốc gia. Chủ để Ngày Chuyển đổi số Quốc gia năm 2023 là “Khai thác dữ liệu số để tạo ra giá trị”.

Tại Hội thảo về xu hướng và cách Xây dựng Trung tâm dữ liệu vùng tại Tây Nguyên, ông Lê Quang Hiếu – Phó TGĐ Tổng công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel (Viettel Solutions) đánh giá: “Theo chỉ số đánh giá chuyển đổi số (DTI) 2022 do Bộ Thông tin và Truyền thông công bố, các tỉnh Tây Nguyên ở mức trung bình so với mặt bằng chung, còn nhiều cơ hội để khai phá và phát triển”.

A
Ông Lê Quang Hiếu – Phó TGĐ Tổng công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel (Viettel Solutions) chia sẻ tại Hội thảo

Một trong những tỉnh có quy hoạch hạ tầng CNTT ở mức tốt

Về hạ tầng số, Tây Nguyên thuộc nhóm có chỉ số trung bình trên 63 tỉnh thành, các tỉnh trong khu vực tương đối đồng đều. Về nhân lực số, Đắc Lắk là địa phương nổi bật nhất, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế và chưa cân bằng giữa các tỉnh trong khu vực. Kinh tế số ghi nhận sự chuyển biến nhanh chóng, đặc biệt là Đắc Lắk với nhiều doanh nghiệp lớn, đẩy mạnh các hoạt động kinh tế số như thanh toán số, hóa đơn điện tử, chữ ký số… Trong khi đó, các hoạt động thuộc về xã hội số còn ít, rời rạc.

Theo quy hoạch hạ tầng CNTT đến năm 2025, tầm nhìn 2050 của khu vực Tây Nguyên, 70% Trung tâm dữ liệu sẽ chuyển dịch sang sử dụng dịch vụ điện toán đám mây (ĐTTM), hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) của tỉnh được tái cấu trúc và chuyển đổi thành hạ tầng số ứng dụng công nghệ ĐTĐM. Tây Nguyên cũng hướng tới trở thành 1 Trung tâm Dữ liệu vùng đạt chuẩn TIER 3 trở lên, phục vụ lưu trữ, xử lý và dự phòng dữ liệu, cơ sở dữ liệu quốc gia cấp Vùng với quy mô dự báo 7.707 rack phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế số, xã hội số.

Đồng thời, Tây Nguyên sẽ dành 130 ha Quỹ đất dành cho phát triển hạ tầng CNTT - chiểm tỷ trọng 9,7% so với tổng quỹ đất cả nước.

Ông Lê Quang Hiếu nhận xét, so với mặt bằng các khu vực thì các Tỉnh Tây Nguyên nằm trong nhóm các Tỉnh có quy hoạch hạ tầng công nghệ thông tin ở mức tốt với các mục tiêu cao và kế hoạch triển khai chi tiết, tường minh.

Tây Nguyên phù hợp để xây dựng Trung tâm dữ liệu vùng

Theo đánh giá của Viettel, để lựa chọn vị trí xây dựng trung tâm dữ liệu sẽ có 3 nhóm tiêu chí với 10 tiêu chí cụ thể:

Khu vực Tây Nguyên là một trong những khu vực ổn định nhất của Việt Nam với tỉ lệ xảy ra động đất ở mức rất thấp. Bản đồ thống kê lịch sử các cơn bão nhiệt đới đổ bộ vào lãnh thổ Việt Nam giai đoạn từ năm 1970 – 2015 cho thấy Tây Nguyên là khu vực ít chịu ảnh hưởng.

Việt Nam là quốc gia đang sở hữu một hạ tầng cáp quang và hệ thống điện rất mạnh so với khu vực.

Về Hạ tầng cáp quang, riêng Viettel đã đầu tư hệ thống cáp quang đường trục với quy mô lớn nhất Đông Dương với 05 tuyến cáp biển quốc tế, 500.000km cáp quang phủ khắp 63 tỉnh thành. Khu vực Tây Nguyên rất gần các trạm cập bờ của các tuyến hiện tại và tương lai.

Về Hạ tầng hệ thống điện Quốc gia, đến hết năm 2020, hệ thống điện Việt Nam đứng số 1 về trong khu vực Asian về công suất (tổng công suất lắp đặt đạt 76.620 MW). Hệ thống đường dây truyền tải điện (cấp 500kV và 220kV) liên kết 63/63 tỉnh thành. Giá điện Việt Nam rẻ nhất khu vực.

Xét về Năng lượng tái tạo (NLTT) khu vực Tây nguyên có mức tiềm năng dẫn đầu cả nước về cả Điện gió và Điện mặt trời. Với Điện gió, Đắc Lắk có tổng công suất 454 MW – top 5 các tỉnh có tiềm năng lớn nhất về điện gió. Điện mặt trời có tiềm năng đứng đầu cả nước với Tổng xạ TB đạt 5,3 kWh/m2/ngày.

Bên cạnh đó, tiêu chí về điều kiện khí hậu khu vực lựa chọn đặt DC có vai trò quan trọng trong việc tiết giảm chi phí năng lượng làm mát Trung tâm dữ liệu trong quá trình vận hành. Theo thực tế vận hành, chi phí năng lượng cho làm mát chiếm tới gần 40% chi phí năng lượng chung cho một data center.

Theo bảng tổng hợp trên, các tỉnh thành như Lâm Đồng, Gia Lai, Đăk Nông, Đăk Lăk có lợi thế nền nhiệt trung bình năm thấp, rất phù hợp để xây dựng Data center.

Như vậy, các tỉnh Khu vực Tây Nguyên có đầy đủ các điều kiện thuận lợi và rất phù hợp để xây dựng Trung tâm dữ liệu và triển khai ĐTĐM để trở thành khu vực công nghệ trọng điểm của vùng.

Theo đánh giá của Viettel, về vị trí địa lý, Tây Nguyên có thể trở thành Digital Hub, dễ dàng kết nối hạ tầng trong vùng miền. Tây Nguyên đã có chủ trương thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện dựa trên nền tảng Hạ tầng số. Đồng thời, nguồn lực con người về CNTT sẵn có, chỉ cần đẩy mạnh nguồn lực có chuyên môn từ ĐH Tây Nguyên và từ các nơi khác về TP Buôn Ma Thuột.

Theo ông Lê Quang Hiếu, một thuận lợi cho công cuộc chuyển đổi số của Tây Nguyên là các Tập đoàn lớn như Viettel, VNPT, FPT, Misa… đã sẵn sàng đồng hành cùng địa phương.

Đơn cử, Viettel Solutions – một trong những tên tuổi lớn hàng đầu thị trường hiện nay về cung cấp giải pháp dịch vụ số, có thể “may đo” theo yêu cầu khách hàng trong tư vấn chiến lược chuyển đổi số, Tư vấn giải pháp chuyển đổi số. Viettel Solutions triển khai các giải pháp đáp ứng các yêu cầu về xây dựng Trung tâm dữ liệu Xanh, Bảo mật anh ninh mạng, các nhu cầu thực tế của địa phương và có thể hỗ trợ 24/7/365 trên 63 tỉnh thành. Các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp được đưa ra theo hướng tiếp cận công nghệ mới, tối ưu nền tảng cũ. Viettel Solutions có khả năng cung cấp trọn gói các giải pháp Data Center và Điện toán đám mây: Từ Vận hành – khai thác, Đảm bảo an toàn thông tin, Nền tảng phần mềm cho đến Hạ tầng Vật lý. 

Đề xuất chuyển data center, cloud sang Luật Công nghiệp công nghệ số
Đề xuất đưa dịch vụ data center và cloud vào Luật Công nghiệp công nghệ số mà Bộ Thông tin Truyền thông đang soạn thảo.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư