
-
Xã Đoài Phương xây dựng nông thôn mới bền vững với mô hình nông nghiệp hiện đại
-
Sôi động đường chạy Marathon quốc tế tại Cần Thơ
-
Hạ thành công rotor Tổ máy số 1 Thủy điện Hoà Bình mở rộng
-
Khai mạc Giải Marathon quốc tế chào mừng thành lập TP. Cần Thơ (mới)
-
Hà Nội điều chỉnh giá vé 2 tuyến đường sắt đô thị từ ngày 1/8 -
Khai mạc Lễ hội Việt Nam - Nhật Bản lần thứ 10 tại Đà Nẵng
Trong bối cảnh quốc tế hóa giáo dục là xu thế toàn cầu, Việt Nam luôn đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong giáo dục; hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục đã được triển khai trong nhiều năm qua, được quy định tại Luật Giáo dục số 43/2019/QH14, được cụ thể hóa tại các nghị định của Chính phủ.
Các cơ quan quản lý nhà nước đã tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân, thành phần kinh tế tham gia hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo đạt được kết quả tích cực; tạo cơ hội học tập cho người học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Tuy nhiên, theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, qua kiểm tra, nắm bắt tình hình tại một số địa phương có hiện tượng việc tổ chức thực hiện hợp tác, đầu tư của nước ngoài tại một số cơ sở giáo dục chưa đảm bảo đúng quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của người học, nguy cơ rủi ro cao.
Để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với công tác hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các Sở Giáo dục và Đào tạo khi tham mưu, tiếp nhận, thẩm định hồ sơ về thành lập, cho phép hoạ động của các cơ sở giáo dục; các chương trình giáo dục tích hợp;
Liên kết giáo dục, đào tạo với nước ngoài tại các cơ sở giáo dục phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về trình tự thủ tục, điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chương trình, giáo trình, pháp nhân và các yếu tố liên quan khác theo quy định.
Yêu cầu các cơ sở giáo dục triển khai chương trình giáo dục tích hợp, liên kết giáo dục, đào tạo với nước ngoài thực hiện nghiêm chế độ thông tin, báo cáo; quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Rà soát toàn bộ các cơ sở giáo dục đang triển khai chương trình giáo dục tích hợp; liên kết giáo dục, đào tạo với nước ngoài trên địa bàn, bảo đảm thực hiện đúng quy định của pháp luật.
Trường hợp thực hiện không đúng quy định, phải xử lý kịp thời. Xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra, thanh tra có trọng tâm, trọng điểm, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm (nếu có).
Phối hợp các cơ quan chức năng tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cha mẹ học sinh, học viên; lưu ý cha mẹ học sinh, học viên tìm hiểu kỹ lưỡng về những lợi ích khi tham gia góp vốn đầu tư, cũng như các hình thức đóng học phí và những rủi ro có thể xảy ra khi tham gia các cơ chế, hình thức đó.

-
Hà Nội điều chỉnh giá vé 2 tuyến đường sắt đô thị từ ngày 1/8 -
Khai mạc Lễ hội Việt Nam - Nhật Bản lần thứ 10 tại Đà Nẵng -
Ninh Bình xây dựng Khu nhà ở công vụ, đảm bảo ổn định cho cán bộ sau hợp nhất tỉnh -
Tuyển sinh lớp 10 tại Hà Nội năm học 2025 - 2026: 15 trường có điểm chuẩn từ 23 điểm trở lên -
Vinh danh 20 gương thanh niên sống đẹp tiêu biểu năm 2025 -
Rủi ro khi chia sẻ thông tin từ VNeID lên mạng xã hội -
Trường học Song ngữ tại Hà Nội được công nhận kiểm định Quốc tế toàn diện WASC
-
Vietnam Airlines thông báo phát hành 900 triệu cổ phiếu ra công chúng
-
SeABankers Vì trẻ thơ - Một thập kỷ yêu thương khởi nguồn từ trái tim
-
Năm thứ hai liên tiếp, VPBank nhận giải thưởng “Dịch vụ ngân hàng ưu tiên xuất sắc nhất Việt Nam”
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Asean Ports & Logistics 2025
-
Xác lập mô hình tăng trưởng mới giai đoạn 2026 - 2030, định hướng đến 2045
-
Megan Holdings chính thức trở thành Đại lý phân phối dự án Sun Elite City